Lại một lần nữa đồng tiền mã hóa Monero được các hacker sử dụng để làm công cụ mang lại lợi nhuận cho chúng.
Những kẻ lừa đảo thông qua tiền mã hóa đang chứng tỏ sự sáng tạo của mình khi đang giấu các malware đào tiền mã hóa ngay trong những bộ cập nhật hợp lệ của Adobe Flash Player.
Các nhà nghiên cứu từ hãng bảo mật Palo Alto Networks đã phát hiện ra một bộ cập nhật Adobe giả mạo, mới xuất hiện từ đầu tháng Tám. Cho dù bộ cập nhật này sẽ cài đặt bản Adobe Flash hợp lệ, nhưng ẩn giấu bên trong nó là một bot khai thác tiền mã hóa có tên XMRig (dùng để khai thác đồng coin Monero).
Việc file độc hại này thực sự cài đặt bản cập nhật Adobe Flash hợp lệ có thể làm người dùng không chú ý đến những hoạt động lừa đảo khác đang diễn ra. Nhiều người dùng không chú ý đến việc CPU của họ đang chạy hết công suất, khai thác tiền mã hóa cho người khác.
Điều gì đang diễn ra?
Trong khi nghiên cứu các file cập nhật Adobe Flash, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 113 trường hợp các file với tiền tố "AdobeFlashPlayer" nhưng nằm trên các máy chủ không phải của Adobe.
Bộ phận Palo Alto Networks tin rằng người dùng sẽ bị điều hướng tới những file này thông qua các đường link URL giả mạo. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa thể kết luận chính xác những đường link URL này tiếp cận với các nạn nhân như thế nào.
Palo Alto Networks đã thử nghiệm một trong số các đường link URL giả mạo đó, và nhận ra rằng, không có lý do gì để nghi ngờ giao diện của nó. Thế nhưng, băng thông truy cập web lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác.
Các truy vấn tới một pool đào đồng Monero
Sau khi tải xuống đường link URL và cài đặt bản cập nhật Flash hợp lệ, bot khai thác tiền mã hóa sẽ kết nối với một pool đào đồng coin Monero, và bắt đầu hoạt động.
Như thường thấy trong các malware đào tiền mã hóa khác, máy tính bị nhiễm malware của nạn nhân sẽ hoạt động hết công suất mà không mang lại phần thưởng nào cho người sở hữu. Trong trường hợp này, bất cứ đồng Monero nào khai thác được sẽ được điều hướng tới địa chỉ một ví điện tử duy nhất.
Địa chỉ ví điện tử chứa đồng Monero.
Đáng buồn hơn, malware khai thác tiền mã hóa và cryptojacking (malware đào trộm tiền mã hóa nhúng trong các website, ví dụ như CoinHive) không phải là hiện tượng mới: và lại một lần nữa, Monero trở thành sự lựa chọn về đồng tiền mã hóa của những kẻ lừa đảo.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, một số lượng đồng Monero trị giá hơn 250.000 USD đã bị khai thác mỗi tháng thông qua các đoạn mã đào tiền mã hóa trái phép trên trình duyệt.
Tháng trước, cộng đồng Monero lên án những hacker đã cài đặt malware vào các trang web chính phủ để khai thác trái phép đồng tiền này. Nhóm Monero Malware Response Workgroups đang nỗ lực để đấu tranh với các thủ đoạn hack dựa trên đồng Monero đang ngày càng gia tăng.
Hiện tại, Adobe vẫn chưa phản hồi lại yêu cầu bình luận từ The Next Web về sự việc này.
Tham khảo The Next Web
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nóng: CEO Jensen Huang trở lại Việt Nam sau 1 năm, Nvidia 'giữ lời hứa' mở trung tâm nghiên cứu và dữ liệu AI
Chính phủ Việt Nam và Nvidia ký kết mở Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia Jensen Huang.
Mở hộp MacBook Pro 16 inch M4 Pro chính hãng tại Việt Nam trị giá hơn 100 triệu đồng: Nhanh, mạnh, màn hình Nano-texture dùng rất thích