Não bộ chúng ta cảm nhận màu sắc bằng các tín hiệu trung bình cộng mà thị giác ghi nhận được.
Bạn phải dụi mắt và nhìn thật kỹ nó đã, trước khi đọc giải thích về hình ảnh ảo giác thú vị này. Đó là 2 chiếc đầu lâu, màu tím phía bên trái và màu cam phía bên phải đúng không?
Thực ra không phải vậy! Nếu bạn bỏ tất cả các sọc ra khỏi tấm hình này, cả 2 chiếc đầu lâu sẽ "hiện nguyên hình". Chúng đều có màu đỏ.
Hai chiếc đầu lâu một tím, một cam? Không! Chúng đều màu đỏ
Màu sắc của 2 chiếc đầu lâu bị biến đổi vì một ảo giác có tên là Munker- White. Trong ảo giác này, nhận thức của con người về 2 tông màu giống hệt nhau sẽ thay đổi khi chúng được đặt vào các màu nền khác nhau.
Không ai biết chắc chắn điều gì đã tạo nên ảo giác này, nhưng David Novick, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Texas, đã đưa ra một giả thuyết để giải thích cho nó. Ông gọi đó là hiệu ứng hoàn thành màu sắc. Hiện tượng này làm cho hình ảnh bị lệch về phía màu sắc của các vật thể bao quanh nó.
Ví dụ trong ảnh đen trắng, một phần tử màu xám sẽ trông nhạt hơn khi nó nằm giữa những sọc trắng và đậm hơn nằm giữa những sọc đen:
Nhiều nhà khoa học thần kinh nghĩ rằng não bộ chúng ta cảm nhận màu sắc bằng các tín hiệu trung bình cộng mà nó ghi nhận được. Do vậy, nó sẽ lấy cả các màu sắc xung quanh vật thể để đánh giá màu sắc của đối tượng.
Trong ảo giác đầu lâu, chiếc hộp sọ bên trái màu đỏ được đan xen vào những sọc màu xanh, cho nên màu sắc trung bình mà bạn ghi lại được là màu tím. Ngược lại, chiếc hộp sọ bên phải cũng màu đỏ, nhưng xen vào những sọc vàng khiến màu trung bình mà bạn thấy là màu cam.
Dưới đây là một số ảo giác Munker- White tương tự mà bạn có thể thấy:
Cùng một hình chữ nhật màu tím, nhưng nếu đặt vào các sọc đỏ và đen, nó sẽ đổi màu
Bạn có tin tất cả các quả bóng này đều có cùng màu hay không?
Hình chữ nhật ở giữa chỉ có một màu duy nhất, nó không phải nửa sáng nửa tối như bạn nghĩ
Tham khảo Popsci
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming