Google Chrome vốn nổi tiếng ngốn RAM và đoạn video parody khá hài hước của công ty chuyên sản xuất RAM Corsair chắc chắn sẽ giúp bạn hình dung rõ nhất độ “háu ăn” của trình duyệt này.
Người dùng Google Chrome từ lâu đã quen với tình rạng "ngốn" RAM và tài nguyên hệ thống. Điều này quả thực là một phiền toái lớn khi sử dụng trình duyệt có thị phần lớn nhất thị trường hiện nay. Mặc dù vậy tốc độ, hiệu suất và kho extension đồ sộ là những lý do đã níu kéo người dùng tiếp tục sử dụng Chrome.

Corsair, một thương hiệu đã quá nổi tiếng trên thị trường RAM cao cấp với dòng sản phẩm Vengeance hiểu rõ trình duyệt Google Chrome "đói" RAM đến như thế nào.
Để minh họa cho những gì có thể xảy ra trên máy tính khi một tiến trình "ngốn" quá nhiều tài nguyên hệ thống, Corsair đã chia sẻ một video parody hài hước mô tả cách RAM bị "ăn ngấu nghiến" như thế nào.
Video bắt đầu với một đĩa bánh tượng trưng cho RAM của hệ thống máy tính. Sau đó một người đàn ông mặc áo có logo trình duyệt Google Chrome tiến tới ăn ngấu nghiến chiếc bánh. Điều thú vị là video còn có sự tham gia của một người mặc áo in logo phần mềm Photoshop.

Khi chỉ còn vài miếng bánh, thậm chí anh chàng mặc áo Chrome đã định tranh phần và đuổi cả anh chàng mặc áo Photoshop ra ngoài để độc chiếm nốt miếng bánh còn lại. Thế mới thấy Google Chrome "háu ăn" đến nhường nào.
Đoạn video parody chia sẻ trên Twitter từ hôm 24/1 đến nay đã nhận được hơn 41 ngàn lượt tweet và 81,7 ngàn lượt thích.
Google Chrome hiện là trình duyệt có thị phần lớn nhất hiện nay với 65% thị phần trên desktop. Điều này cũng đồng nghĩa cứ 10 máy tính desktop thì có 6 máy sử dụng Google Chrome.
Video parody mô tả cách Google Chrome ngốn RAM đến như thế nào
Tham khảo Softpedia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Giả thuyết mới cho rằng vũ trụ chỉ là mô phỏng máy tính, và lực hấp dẫn khiến mọi thứ hút nhau là do chúng ta đang bị nén vào một file RAR, để "người lập trình" tiết kiệm ổ cứng
Tin vui là giả thuyết này sẽ giúp chúng ta tránh được viễn cảnh về "Cái chết nhiệt" của vũ trụ, tuân theo Định luật thứ hai nhiệt động lực học. Tin buồn là sẽ luôn có một khả năng, toàn bộ "server" vũ trụ của chúng ta sẽ đột ngột sập nguồn, nếu có "ai đó" ngoài kia vô tình rút điện.
Trên tay OPPO Find X8 Ultra: Khi “Ultra” không còn đồng nghĩa với “quá đà”