Tuy nói như Iron Man là hơi quá, nhưng thật sự hệ thống này rất hữu ích đối với những nhiệm vụ dưới nước nguy hiểm.
Hải quân Mỹ đang phát triển một công nghệ rất thú vị, đó chính là chiếc nón lặn công nghệ cao có khả năng giúp các nhiệm vụ dưới nước diễn ra an toàn hơn. Họ gọi thiết bị này là hệ thống tăng cường hiển thị cho người lặn (Diver Augmented Vision Display – DAVD), nó có một màn hình HD được tích hợp thẳng vào nón lặn của người lính.
Cũng như Google Glass, DAVD là hệ thống tăng cường thực tại ảo có khả năng hiển thị thông tin trực tiếp theo thời gian thực dựa trên những thứ mà người lặn đang nhìn qua một màn hình trong suốt, nó có thể hiển thị các biểu đồ, hình ảnh, tin nhắn và thậm chí cả video.
Nó cũng có thể cung cấp thông tin về môi trường xung quanh khi người dùng đang lặn dưới nước bằng cách hiển thị góc nhìn từ trên xuống của vị trí người lặn và khu vực lặn trên màn hình. Điều này rất hữu dụng khi người lặn đang thực hiện nhiệm vụ trong môi trường nước đục rất dễ bị mất phương hướng.
Theo như thông cáo báo chí của Hải quân thì hệ thống này sẽ mang đến cho người lặn khả năng như Iron Man.
DAVD sẽ giúp các thợ lặn di chuyển dễ dàng hơn trong môi trường nước đục.
“Bằng các tích hợp HUD trực tiếp vào nón lặn thay vì gắn một màn hình vào bên ngoài sẽ mang lại cho người lặn khả năng tương tự như trong phim Iron Man”, Dennis Gallagher, kỹ sư của dự án cho biết. “Bạn sẽ có những thông tin mình cần ngay trong chiếc nón”, ông nói thêm.
Theo như Hải quân Mỹ, hệ thống này rất hữu ích trong việc xây dựng dưới nước, những nhiệm vụ trục vớt, sửa tàu và trong những nhiệm vụ giải cứu dưới mặt nước.
Hải quân đang có kế hoạch kiểm tra DAVD dưới mặt nước vào tháng 10 này và sẽ kiểm tra thực tế vào năm 2017.
Tham khảo: Techinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"