Ham rẻ mua nhầm pin dự phòng Xiaomi hàng fake: Bán hàng “lươn lẹo”, để không tự hết pin và đèn nháy như hàng Mã
Pin dự phòng Xiaomi hàng thật đã rẻ lắm rồi mà vẫn bị làm giả đến mức này sao?
Cách đây không lâu, mình cần mua một cục pin dự phòng có cổng out USB-C hỗ trợ sạc nhanh. Tìm kiếm một hồi thì thấy có mẫu Xiaomi Gen 3 Pro đáp ứng đúng nhu cầu nên quyết định săn bằng được, dù biết loại này đã ngừng sản xuất và bị thay thế bằng một model khác.
Tìm vài tiếng thì mình cũng đã mua được với giá chỉ 285k. Vui thật nhưng đến khi nhận hàng là “tuột mood” vì thấy có gì đó không hề ổn.
Pin dự phòng Xiaomi Gen 3 Pro bản cũ (trái) có cổng USB-C in/out sạc nhanh, còn bản mới (phải) chỉ có 2 cổng USB-A. Ảnh: internet.
Đầu tiên là việc code sản phẩm của cục pin này khi kiểm tra trên hệ thống của Xiaomi thì báo đã bị check 6 lần, trong khi phải cào lớp phủ bên ngoài mới nhìn thấy code?
Hệ thống của Xiaomi báo đây là hàng thật, nhưng code này lại bị check 6 lần rồi.
Tiếp theo là cọng cáp micro-USB đi kèm hộp chất lượng gia công cực kì kém, viền nhựa dư thừa nhiều, không hề đẹp như cáp của cục pin Xiaomi cũ mình mua từ vài năm trước.
Khi cắm sạc vào dùng thử mới tá hỏa chắc mình mua phải hàng dỏm rồi. Đồ Xiaomi rẻ thì rẻ thật, nhưng mình không tin là gia công lại kém đến nỗi để đèn báo lem nhem cả sang các cổng sạc thế này.
Nhắn tin hỏi shop bán hàng và chỉ ra các vấn đề, mình chỉ nhận lại những câu trả lời vòng vo như “đây là hàng nội địa, không phải chính Xiaomi sản xuất”, đèn xanh lem nhem đó là để báo sạc nhanh “chỉ gen 3 pro này có” và “hàng nội địa nó không đẹp như chính hãng Xiaomi sản xuất”(???).
Những câu trả lời có phần "lươn lẹo" của bên bán hàng.
Vì lỡ bấm đã nhận hàng rồi nên mình không thể đăng kí trả hàng được nữa. Vì cục pin này dù dỏm nhưng vẫn hỗ trợ sạc nhanh thật, cả in và out nên mình tặc lưỡi cho qua.
Được khoảng 1 tuần thì lại nảy thêm vấn đề khác là vừa sạc đầy cho cục pin xong, không dùng vài ngày nhưng đã thấy đèn báo hết điện. Lúc này, có muốn khiếu nại cũng quá muộn, và đánh giá 1 sao của mình dành cho shop đã chìm nghỉm trong hàng trăm cái 5 sao từ những người mua khác, phần lớn chỉ khen vì giá rẻ hơn các nơi khác là chính.
Mới đây mình đã mượn được của một người bạn cục pin Xiaomi Gen 3 Pro cùng phiên bản lại là hàng chính hãng bán ở Việt Nam, có tem bảo hành đầy đủ. Đặt hai cục cạnh nhau mới thấy đúng là 1 trời 1 vực, quá nhiều điểm khác nhau nhưng nếu để riêng sẽ khó mà nhận ra.
Chất liệu có vẻ xịn ngang nhau nhưng loại fake (trái) có lớp sơn ám xanh, còn hàng real sơn hơi ám tím nhẹ.
Mực in của hàng real màu đen xám, chìm vào lớp vỏ còn hàng fake sơn màu hơi ám vàng, nổi lên bề mặt.
Thông tin pin in dưới đáy gần như không khác gì, chỉ là hàng real trông đẹp hơn một chút.
Khác biệt của các cổng sạc, nút bấm không nhiều nhưng phần đèn báo thì 1 trời 1 vực.
Loại pin Xiaomi fake đèn sáng liên tục và chói hơn, còn hàng real có đèn nhấp nháy.
Đèn real dù sạc nhanh hay chậm thì đều nhấp nháy màu trắng, hàng fake "khuyến mãi" thêm đèn xanh lè chiếu lẹm sang cả cổng micro-USB.
Bài học rút ra ở đây vẫn là đừng ham mua hàng quá rẻ. Dù có đọc được cả trăm review 5 sao cho sản phẩm thì bạn vẫn có cơ hội "quay vào ô mất lượt" mà thôi. Tốt nhất hãy kiểm tra hàng thật kĩ và nếu có vấn đề gì cần hoàn trả hàng càng sớm càng tốt nhé các bạn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI