Thành phố Seoul cũng sẽ ứng dụng công nghệ blockchain vào các hoạt động hành chính, sử dụng đồng tiền mã hóa riêng như phương tiện thanh toán.
Thành phố Seoul của Hàn Quốc đang lên kế hoạch để ra mắt một đồng tiền mã hóa riêng, có tên viết tắt là S-Coin. Theo báo cáo, đồng S-Coin sẽ được sử dụng cho các hoạt động phúc lợi xã hội được Chính phủ tài trợ.
Thị trưởng Park Won-soon đã công bố kế hoạch này trong một cuộc phỏng vấn với CoinDesk Korea tuần trước. Ông Park cũng cho biết thành phố sẽ sẽ lập một quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ blockchain và các startup liên quan tới blockchain.
Ông Park cho biết: “Seoul là một trong những thành phố dẫn đầu thế giới về xu hướng thông tin và truyền thông. Trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này, tôi nghĩ rằng chúng ta nên nghiên cứu các công nghệ mới như blockchain”.
Cũng giống như Estonia đang áp dụng blockchain vào các hoạt động hành chính trong Chính phủ, ông Park cho rằng Seoul cũng có thể áp dụng công nghệ blockchain vào các cơ quan hành chính. Ví dụ như hệ thống giao thông công cộng trong thành phố, hay trợ cấp cho thanh thiếu niên.
Bên cạnh đó, ông Park tin rằng S-Coin có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán cho các chương trình phúc lợi do thành phố tài trợ. Ví dụ như các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân, hay giúp đỡ sinh viên tìm việc làm.
Seoul là thành phố đầu tiên của Hàn Quốc đưa ra lộ trình phát triển và áp dụng công nghệ blockchain. Vào tháng 11 năm 2017, Chính quyền thành phố đã liên hệ với Samsung để lập kế hoạch chiến lược cho việc đổi mới dựa vào nền tảng blockchain.
Tham khảo: coindesk
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI