Hàng loạt doanh nghiệp "than trời" khi dữ liệu công ty không cánh mà bay

    Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 

    Thông tin, dữ liệu là mạch máu của một doanh nghiệp. Các nguy cơ về an toàn mạng như hack, virus, phần mềm gián điệp, yếu tố môi trường… gây nguy hại đến "mạch máu" này.

    An toàn d liu trong kinh doanh

    Ngày 02/11/2022, Công an tỉnh Phú Thọ đã triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn và làm, mua bán, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Trong đó, hai đối tượng cầm đầu thu lợi bất chính hơn 252 tỷ đồng.

    Vào tháng 3/2022, một phần mềm kế toán tại Việt Nam đưa thông báo cho khách hàng của mình nhanh chóng sao lưu dữ liệu, phòng tránh việc lây nhiễm mã độc diện rộng. Một tài khoản than trời trên mạng xã hội: "Chỉ lấy lại được dữ liệu đến năm 2019, năm 2020, 2021, 2022 bị mất hết. Hóa đơn đầu vào có thể nhập lại được nhưng đầu ra không lưu hóa đơn giấy".

    Hàng loạt doanh nghiệp than trời khi dữ liệu công ty không cánh mà bay - Ảnh 1.

    Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi số, đặc biệt là phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử thì đây trở thành mục tiêu tấn công của các tội phạm mạng. Công bố khảo sát của PwC (PricewaterhouseCoopers - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới) năm 2022 cho thấy các thiệt hại mà các doanh nghiệp này phải chịu khi bị rò rỉ, mất dữ liệu là mất khách hàng (27%), mất dữ liệu khách hàng (25%) và thiệt hại về uy tín hoặc thương hiệu (23%).

    Doanh nghip cn hành đng ngay đ bo v d liu cho doanh nghip mình

    Dữ liệu hóa đơn điện tử chứa rất nhiều thông tin quan trọng như: thông tin khách hàng, doanh nghiệp, giá cả, đơn hàng… Việc dữ liệu hóa đơn rò rỉ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt nếu thông tin rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.

    Hàng loạt doanh nghiệp than trời khi dữ liệu công ty không cánh mà bay - Ảnh 2.

    Thực tế, các đơn vị hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế lựa chọn kết nối trực tiếp đều đảm bảo yếu tố an toàn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ dữ liệu cho doanh nghiệp của mình.

    Ông Huỳnh Trọng Văn – CEO Hóa đơn điện tử an toàn MIFI cho biết: "Ngay từ ngày đầu phát triển sản phẩm, chúng tôi đã đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu khi lựa chọn lưu trữ dữ liệu tại Microsoft Azure. Đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu cho khách hàng là sứ mệnh mà MIFI hướng đến".

    Mt s bin pháp qun tr ri ro kế toán mà ch doanh nghip cn phi nm

    Một kế toán công ty về bán và sửa chữa ôtô tại Hồ Chí Minh – hỏi trên các nhóm kế toán rằng với tình hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tấn công dữ liệu như hiện nay, thì doanh nghiệp, cần chuẩn bị hoặc có biện pháp gì để phòng ngừa.

    Hàng loạt doanh nghiệp than trời khi dữ liệu công ty không cánh mà bay - Ảnh 3.

    Về vấn đề này, ông Văn cho biết: "Các công ty cần bảo vệ dữ liệu để doanh nghiệp tránh các thiệt hại nặng nề, kế toán cũng đỡ vất vả khi phải làm việc, trình bày với thuế cũng như bị cơ quan thuế phạt".

    "Doanh nghiệp có thể tham khảo một số biện pháp sau: sử dụng tường lửa và phần mềm chống virus, cập nhật hệ điều hành, cảnh giác khi truy cập vào các đường link lạ, lựa chọn các phần mềm sử dụng uy tín đảm bảo an toàn, thường xuyên sao lưu dữ liệu,…", ông chia sẻ thêm.

    MIFI không chỉ là phần mềm cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ hóa đơn điện tử mà còn đảm bảo các tính năng bảo mật tiên tiến. MIFI được Tổng cục Thuế lựa chọn là đơn vị nhận truyền dữ liệu trực tiếp, dữ liệu doanh nghiệp còn được backup về hệ thống của Mắt Bão – doanh nghiệp có bề dày 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lưu trữ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày