Không chỉ là môi trường làm việc đáng mơ ước nhất nước Mỹ, Facebook còn nổi tiếng là nhà tuyển dụng “khắt khe” nhất thế giới.
Đến nay, mạng xã hội lớn nhất thế giới này có khoảng 13.000 nhân viên làm việc tại 64 trụ sở trên khắp toàn cầu và công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng cả quy mô lẫn doanh thu.
Trong một cuộc trao đổi với Tạp chí Business Insider mới đây, Miranda Kalinowski – Giám đốc tuyển dụng toàn cầu của Facebook đã chia sẻ về quy trình khắc nghiệt mà gã khổng lồ ngành công nghệ này tìm ra những ứng viên tài năng nhất.
Theo bà Kalinowski và Lori Goler – Phó Chủ tịch phụ trách nhân sự của Facebook, câu hỏi khó nhất mà họ dành cho các ứng viên đó là:
Sau một ngày nỗ lực hết mình, bạn trở về nhà và nghĩ rằng mình đã đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Bạn đã làm gì vào ngày hôm đó?
“Chúng tôi không đặt câu hỏi này cho tất cả các ứng viên. Tuy nhiên, đây lại là câu hỏi phổ biến giúp chúng tôi đánh giá năng lực và cách nhìn nhận vấn đề của một ứng viên” – Kalinowski cho biết.
Khi đặt câu hỏi này, Facebook muốn tìm kiếm những ứng viên thực sự đam mê với công việc, cũng như sự phù hợp của ứng viên đó với môi trường làm việc.
“Từ khi trở thành trưởng phòng nhân sự của Facebook từ năm 2008, tôi đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên với khẩu hiệu “Đầu tiên, hãy phá bỏ mọi quy tắc”- Lori Goler chia sẻ.
Ở Facebook, không có chuyện nhà quản lý thuê nhân viên hay khuyến khích hình thành tham vọng ở nhân viên. Mà thay vào đó, nhà quản lý trao cho nhân viên cơ hội để phát triển bản thân và làm những gì mình thích.
Khi các nhà tuyển dụng hỏi ứng viên thế nào là một ngày làm việc lý tưởng, tức là họ tìm kiếm những người có đam mê thực sự. Họ kỳ vọng sẽ nhìn thấy niềm đam mê của ứng viên đó có phù hợp với sứ mệnh của Facebook hay không?
Đó là sứ mệnh “giúp cả thế giới chia sẻ, cởi mở và gắn kết với nhau hơn”.
Nếu một ứng viên đã vượt qua 2 vòng phỏng vấn qua điện thoại và được mời đến vòng phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng Facebook, nhà tuyển dụng sẽ cố gắng đưa ra một bức tranh đầy đủ nhất về công việc họ sẽ làm ở Facebook.
Bên cạnh đó, bà Kalinowski cho rằng, tất cả các ứng viên nộp hồ sơ vào Facebook cần chuẩn bị tốt nhất cho câu hỏi: Bạn sẽ làm gì nếu bạn mất kiểm soát về mặt thời gian hoàn thành công việc?
“Mỗi người đều muốn có một vị trí nhất định và cần được biết mình đóng vai trò gì trong công ty. Và dĩ nhiên, họ sẽ gắn bó lâu dài với nơi mà họ cho rằng mình đóng vai trò quan trọng, nơi họ được học hỏi, phát triển và làm những gì mình thích” - Phó Chủ tịch phụ trách nhân sự Facebook Lori Goler kết luận.
Theo Khánh Ly/Cafebiz/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI