Hãng xe vượt mặt Tesla công bố giá bán xe điện tại châu Âu, cạnh tranh cực mạnh với VinFast
BYD đã công bố giá của 3 mẫu xe điện Atto 3, Han và Tang ở châu Âu và sẽ tiến hành giao hàng bắt đầu từ năm nay tại Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Đức.
- Cận cảnh dây chuyền ra đời chiếc xe máy điện khiến 18.000 đơn 'chốt' trong 48 giờ
- Chủ VinFast Evo200 'lặn lội' hơn 200 km nhận xe tặng con: Món quà đắt giá cho năm học mới
- YouTuber cho đâm xe để kiểm chứng iPhone 14 có thực sự phát hiện tai nạn
- Xe điện khó khai tử xe xăng như thế nào?
- Volvo chuẩn bị thay máu sau ‘xe an toàn nhất lịch sử’: Đổi tên hết dải sản phẩm
BYD đã công bố giá của 3 mẫu xe điện Atto 3, Han và Tang ở châu Âu, BYD sẽ tiến hành giao hàng bắt đầu từ năm nay tại Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Đức.
Vào cuối năm nay, khách hàng ở Pháp và Anh cũng sẽ nhận được các loại xe không khí thải của BYD. Trong thời gian sớm nhất, các đại lý ở tất cả các thị trường lớn tại châu Âu đều sẽ trưng bày 3 mẫu xe điện này.
Xe BYD Atto 3 có giá khởi điểm là 38.000 euro, chiếc BYD Han và Tang có giá khởi điểm là 72.000 euro. Giá công bố này chỉ áp dụng riêng cho thị trường Đức và giá có thể chênh lệch giữa các quốc gia.
Ảnh: bydeurope
Cả ba mẫu xe điện sẽ được giới thiệu tại triển lãm Paris Motor vào tháng 10 năm 2022, và thông số kỹ thuật chi tiết của các mẫu xe sẽ được BYD công bố vào thời điểm đó.
Cùng cạnh tranh tại thị trường châu Âu, VinFast cho biết sẽ giao hàng cho các đơn đặt trước vào cuối năm nay. Trong đó, SUV hạng trung VF8 sẽ có giá khởi điểm 46.050 euro và SUV cỡ lớn VF9 là 62.750 euro, chưa bao gồm chi phí thuê pin là 120 euro một tháng cho VF8 và 150 euro một tháng cho VF9. Chi phí mua VF8 cộng với pin là 62.200 euro, đối với VF9 là 82.950 euro, theo trang web của công ty.
Ảnh: Technode Global
Được thành lập vào tháng 2/1995 với tư cách là nhà sản xuất pin, BYD hiện đã có mặt tại hơn 30 khu công nghiệp trên khắp thế giới. BYD là một công ty quan trọng trong lĩnh vực điện tử, ô tô, năng lượng mới và vận chuyển đường sắt.
Theo Forbes, lãi ròng của nhà sản xuất xe điện Trung Quốc được tỷ phú Warren Buffett đầu tư đã tăng vọt 206% so với cùng kỳ năm trước lên 3,6 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 530 triệu USD. Doanh thu của công ty cũng tăng 65,7% so với 6 tháng đầu năm 2021 lên 150,6 tỷ nhân dân tệ.
Nửa đầu năm nay, nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đã trở thành hãng xe điện có doanh số bán cao nhất thế giới, vượt mặt người khổng lồ Tesla của tỉ phú Elon Musk. BYD đã bán được 641.350 chiếc xe điện trong 6 tháng đầu năm 2022, trong khi Tesla bán được 564.740 xe.
Khả năng cạnh tranh của BYD trên thị trường xe điện một phần đến từ nguồn cung cấp nội bộ các thành phần cốt lõi, bao gồm pin và chất bán dẫn được chọn, cũng như việc công ty đã tập trung sớm vào lĩnh vực xe điện.
Vào 8/9, hãng sản xuất ôtô điện của Trung Quốc đã ký thoả thuận mua đất với WHA Corp, công ty bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan, để xây dựng nhà máy sản xuất xe điện đầu tiên ở Đông Nam Á.
Khi nhà máy đi vào hoạt động, công suất sản xuất hàng năm sẽ đạt khoảng 150.000 xe, cả hai công ty tiết lộ. WHA lưu ý rằng đến năm 2030, xe điện dự kiến sẽ chiếm 30% tổng sản lượng xe hơi của Thái Lan - tương đương 700.000 chiếc xe mỗi năm.
Trong năm ngoái, BYD đã đưa ra nhiều thông báo về việc bán xe du lịch chạy điện cho các quốc gia như Brazil, Australia, Singapore và Na Uy.
Không giống như một số mẫu xe Tesla có giá cao cấp, các mẫu xe của BYD có nhiều mức giá khác nhau. BYD cho biết họ đã ngừng sản xuất các loại xe chạy bằng dầu từ tháng 3 và thay vào đó tập trung vào các loại xe chạy bằng pin và hybrid. Kể từ tháng 4/2021, tất cả các phương tiện chạy điện thuần túy của BYD sẽ sử dụng loại pin “Blade” do công ty tự phát triển, lần đầu tiên được lắp đặt trên mẫu sedan Han nổi tiếng của hãng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"