Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối

    Tuấn Lê,  

    Trò chuyện cùng Victor Vũ, tôi bất ngờ khi anh đã tận dụng nhiều thiết bị Apple đến như vậy.

    Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu là tác phẩm điện ảnh ra rạp mùa lễ 30/4 này của đạo diễn Victor Vũ. Đây là bộ phim không chỉ gây tò mò bởi nội dung xoay quanh yếu tố trinh thám, kinh dị, tâm linh, mà còn được thực hiện trong một quy trình rất ấn tượng, nhờ tận dụng linh hoạt các công cụ công nghệ hiện đại, từ khâu tiền kỳ đến hậu kỳ.

    Nhân dịp phim chuẩn bị được công chiếu rộng rãi, chúng tôi đã có cơ hội được anh Victor mời đến nhà để trò chuyện và bất ngờ hơn hết chính là những thiết bị góp phần hoàn chỉnh bộ phim này lại đến từ nhà Táo Khuyết!

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 1.

    Anh Victor Vũ "khoe" dàn máy mà biết bao người mơ ước...

    Hành trình công nghệ thay đổi ngành phim dưới con mắt của Victor Vũ

    Victor Vũ là một trong những đạo diễn nổi bật của điện ảnh Việt trong 20 năm qua với các tác phẩm đa dạng thể loại như Cô Dâu Đại Chiến , Thiên Mệnh Anh Hùng , Scandal hay Quả Tim Máu . Bước ngoặt đến vào năm 2015 với Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh - bộ phim chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên cơn sốt phòng vé và giúp anh giành giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam. Đến năm 2019, Mắt Biếc tiếp tục khẳng định tên tuổi Victor Vũ với doanh thu lên đến 180 tỷ đồng, lọt top 5 phim Việt ăn khách nhất thời điểm đó và được vinh danh với giải Bông Sen Vàng 2021.

    Là người đã đi qua chặng đường dài của điện ảnh Việt, từ thời phim nhựa đến kỷ nguyên số, Victor Vũ không chỉ chứng kiến mà còn chủ động ứng dụng những thay đổi công nghệ để tối ưu hóa quá trình sáng tạo của mình, trong cả quá trình quay và làm hậu kỳ.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 2.

    "Ví dụ trước đây phần hậu kỳ nó là khoảng 6 đến 7 tháng, thì giờ nhờ mọi thứ linh hoạt hơn, mình có thể hoàn tất mọi thứ trong nửa thời gian đó. Về mặt tốc độ, nó tốt hơn rất là nhiều", Victor Vũ chia sẻ.

    Anh Hoàng Anh, chuyên viên hậu kỳ của phim Thám Tử Kiên và cũng từng gắn bó với nhiều phim bom tấn như Mắt Biếc, Em Chưa 18, cũng góp mặt tại buổi trò chuyện hôm ấy.

    Bản thân anh Hoàng Anh cũng cho rằng ngày xưa làm phim thì phải tốn từ 4 đến 6 tháng để hậu kỳ , "nhưng mà bây giờ các quá trình làm việc rất tốt, hệ thống xử lý nhanh chóng nên chỉ cần khoảng 3 tháng."

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 3.

    Anh Hoàng Anh (trái) - Chuyên viên hậu kỳ của Thám tử Kiên.

    Công nghệ ngày nay còn mở ra không gian sáng tạo rộng lớn hơn. Trên trường quay, các cảnh có thể được dựng thử ngay lập tức, áp hiệu ứng và chỉnh màu trực tiếp, "Công nghệ ngày nay giúp người làm phim có thể thấy được trực tiếp những hiệu ứng mà trước đây mình chỉ có thể hình dung. Mình không còn phải tưởng tượng và thử nghiệm nhiều thứ, không còn sợ hạn chế về mặt kỹ thuật", anh Victor giải thích thêm.

    "Bây giờ có nhiều công cụ để thử nghiệm trong lúc đang dựng phim, thậm chí mình có thể kiểm tra hiệu ứng ghép hình tại chỗ, mình có thể chỉnh màu trong lúc đang dựng phim để hình dung được bản chính thức sẽ như thế nào, mình thấy được kết quả rõ hơn trong lúc các bạn hậu kỳ đang làm việc."

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối

    Bước vào phòng làm việc của anh Victor Vũ, ngoài những kỷ niệm chương và các kỷ vật liên quan tới nghề đạo diễn, pha chút sự ấm cúng với ánh đèn vàng nhẹ nhàng, chúng tôi còn bất ngờ hơn khi có sự góp mặt của những người bạn đồng hành hàng ngày của anh: dàn máy đến từ nhà Táo Khuyết.

    Linh hoạt trên trường quay…

    Khi thấy nét bất ngờ của tôi, anh liền chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp tụi anh áp dụng theo một kiểu mới, đó dựng phim tại điểm quay luôn. Bạn chuyên viên hậu kỳ chỉ cần một chiếc MacBook Pro, nhập cảnh quay thử liền và cả đoàn có thể xem được kết quả ngay tại chỗ. Biết liền cảnh nào thiếu, cảnh nào cần quay lại. Tụi anh tiết kiệm được cả núi thời gian. Nó rất là khác hồi xưa, phải về dựng rồi mới phát hiện ra thiếu cảnh này, thiếu góc kia, phải chờ quay lại, chuyện đó mất rất nhiều thời gian. "

    Về phần mình, khi nghe nói đến kế hoạch dựng phim tại điểm quay, anh Hoàng Anh "chỉ nghĩ ngay đến thiết bị Apple thôi" . Anh nói: "Hệ thống của Apple rất thông minh, gọn gàng, tiện lợi khi làm việc ở ngoài và chạy tới chạy lui, không cồng kềnh". Các thiết bị mới với chip M đã giúp mọi tác vụ nhanh chóng hơn, đủ khả năng xử lý ngay tại chỗ.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 4.

    Toàn bộ trailer phim được dựng trên MacBook Pro.

    Đạo diễn Victor Vũ cũng đồng tình về sự tiện lợi và sức mạnh này, đặc biệt khi chia sẻ về trải nghiệm dựng trailer phim ngay trên chiếc máy tính xách tay: " Tốc độ đưa dữ liệu vào máy qua cổng Thunderbolt thật sự rất nhanh. Không chỉ Mac Pro mà cả MacBook Pro. Anh dựng toàn bộ trailer phim trên MacBook Pro và phải đưa tất cả cảnh quay vô máy, mà cái tuyệt vời là không cần một ổ cứng riêng nên chỉ cần đem laptop đi là có thể làm việc ở bất cứ nơi nào."

    Tất nhiên, trên thị trường không thiếu những laptop mạnh mẽ không kém MacBook Pro và còn có card đồ họa chuyên dụng, nhưng chúng thường khá cồng kềnh, chủ yếu phục vụ gaming hơn là công việc.

    Và còn một điều cực kỳ quan trọng nữa mà những nền tảng khác khó mang lại, đó là sự liền mạch.

    Theo anh Hoàng Anh kể lại, tại trường quay, bên cạnh MacBook Pro, iPad cũng là một trợ thủ đắc lực, " Anh có chiếc iPad để dựng tại chỗ và cũng dựng bằng Final Cut Pro trên iPad. Hệ thống ghi và dựng rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu về nhịp làm phim để cho đạo diễn và mọi người xem rồi lên kế hoạch cho câu chuyện. Thay vì về nhà làm sẽ mất rất nhiều thời gian và không đạt hiệu quả như mong đợi."

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 5.

    Anh Hoàng Anh có thể làm việc trên iPad, xong sau đó về nhà chuyển sang MacBook Pro. Ngoài ra, cũng có hôm anh làm trực tiếp tại điểm quay trên MacBook và sang studio trao đổi với đạo diễn sau.

    Với một số cảnh quay nháp, đạo diễn Victor Vũ tận dụng chiếc iPhone luôn bên mình. Anh cho biết mình dùng iPhone để đi khảo sát, chụp quang cảnh xung quanh, quay một vài cảnh nháp để về bàn bạc với đoàn làm phim cũng như với diễn viên trước khi thực hiện cảnh quay thật.

    Sẵn đó, đạo diễn cũng nói về tầm quan trọng của giai đoạn khảo sát tiền kỳ. Anh nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất trong một bộ phim phức tạp vẫn là khâu chuẩn bị. "Victor dùng iPhone rất là nhiều để ghi lại bối cảnh khảo sát. Quan trọng hơn, anh chụp lại những góc mà mình nghĩ là đẹp nhất để đưa vào phim ".

    "Tập trung vào làm tiền kỳ, vì tiền kỳ càng cẩn thận thì phần sản xuất càng ngắn lại," anh nói thêm. "Thật sự thì phim này phức tạp hơn gấp 10 lần Người Vợ Cuối Cùng, nhưng tụi anh vẫn quay trong đúng số ngày giống phim Người Vợ Cuối Cùng. Vì có thời gian chuẩn bị kỹ từ đầu nên khi bước vào trường quay, mọi thứ diễn ra rất mượt mà."

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 6.

    Đạo diễn dùng iPhone 16 Pro Max để khảo sát cảnh quay, không quên chia sẻ với tôi rằng anh thích màn hình lớn để dễ theo dõi hơn.

    Để chuẩn bị thật tốt trước khi quay, "Điện thoại được sử dụng cho nhiều công việc khác nhau. Thậm chí trong những cảnh hành động, anh sẽ quay và chỉnh lại trên iPhone rồi cho mọi người trong đoàn cùng xem bản nháp luôn để dễ hình dung." Sức mạnh của iPhone giúp người làm phim có thể thực hiện những điều mà trước đây tưởng chừng như không thể làm chỉ với một chiếc điện thoại di động.

    Và phần lớn đoàn làm phim hầu như sử dụng thiết bị của Apple, công nghệ AirDrop giúp quá trình làm việc vô cùng nhanh chóng, liền mạch.

    Với đạo diễn Victor Vũ, việc dùng iPhone trong quá trình quay không chỉ là tiện lợi, mà còn là một công cụ hỗ trợ thị giác đáng tin cậy. "iPhone có màu rất chuẩn. Anh sẽ kiểm tra một cảnh quay đầu tiên trên iPhone, nhất là màu da diễn viên. Thậm chí anh có cảm giác nó chuẩn hơn là khi kiểm tra trên laptop, vì laptop sẽ có nhiều setting cho màu. Còn trên iPhone mình có thể canh theo màu của màn hình."

    "Mà đúng là mình bào cái iPhone này hơi nhiều", anh Victor cười phá lên.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 7.

    Victor Vũ quay nháp và chỉnh lại trên iPhone để mọi người cùng xem, anh cũng khen màn hình của máy có màu ‘rất chuẩn’.

    Victor Vũ nhận định việc sử dụng các thiết bị như iPhone để khảo sát bối cảnh chi tiết, chụp và ghi chú các góc máy tiềm năng, hay dùng iPad để lên kế hoạch, storyboard một cách trực quan, linh hoạt đã góp phần không nhỏ giúp khâu chuẩn bị trở nên kỹ lưỡng và tối ưu, cộng với sức mạnh công nghệ từ chip xử lý của Apple đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian sản xuất tổng thể.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 8.

    Đó là câu chuyện trên trường quay. Còn về nhà hậu kỳ thì sao? Đạo diễn tiếp tục tiết lộ hai "trợ thủ đắc lực" cho mình và anh Hoàng Anh.

    … cho đến sức mạnh hậu kỳ tại studio

    Sau giai đoạn 'tác chiến' đầy linh hoạt trên trường quay, dòng chảy dữ liệu liền mạch của hệ sinh thái Apple tiếp tục đưa đoàn phim vào ‘mặt trận’ hậu kỳ cuối cùng, thời điểm mà Mac Pro và màn hình chuyên dụng phát huy vai trò chủ lực.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 9.

    Hệ thống "chuẩn Apple" được anh Victor dùng trong xuyên suốt hành trình làm phim. [Ảnh 7]

    Được biết, chiếc Mac Pro ở studio dùng chip M2 Ultra là phiên bản mạnh nhất của dòng máy này hiện nay, với 24 lõi CPU, 76 lõi GPU, 192GB RAM và bộ nhớ lên tới 8TB! " Cỗ máy đủ mạnh và đủ nhanh để không cần phải đợi render, và cũng không sợ bị treo khi xử lý như ngày xưa - điều rất dễ làm mình mất hứng", anh Victor Vũ khen ngợi.

    "Chiếc máy rất là nhanh, nói ví von như kiểu mình nghĩ gì trong đầu thì nó thực hiện liền luôn, không phải chờ đợi," Hoàng Anh nói thêm. Anh cho rằng MacBook Pro có thể render video trong vài giây, vẫn đáp ứng tốt mọi tác vụ khi ‘tác chiến’ ở trường quay, nhưng Mac Pro là một câu chuyện khác, "Nó trả kết quả gần như tức khắc!".

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 10.

    "Bắt cặp" với cỗ máy Mac Pro cấu hình khủng chính là chiếc Apple Pro Display XDR đặt ngay trên bàn làm việc của anh, thứ mà khiến tôi không thể rời mắt ngay khi bước vào gian phòng này vì độ đẹp của nó. Là một người đang sử dụng Apple Studio Display 27 inch 5K, nhìn sang chiếc màn hình 32 inch 6K này quả thật là… một chân trời mới đối với tôi.

    Với Victor Vũ, anh đặc biệt đánh giá cao màn hình này và nó đã đồng hành cùng anh trong quá trình dựng, chỉnh màu cũng như hoàn thiện hình ảnh cuối cùng cho Thám Tử Kiên . "Những gì mình thấy trên đó là chính xác luôn, giúp mình hình dung được là màu phim sẽ như thế nào khi chiếu rạp. Nhờ màu sắc chính xác nên mình cảm nhận được không khí của bộ phim trong lúc đang dựng, có cảm xúc làm việc hơn rất nhiều."

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 11.

    Màn hình Apple Pro Display XDR là trợ thủ đắc lực cho đạo diễn trong suốt quá trình hậu kỳ.[Ảnh 8]

    Hệ sinh thái phần cứng mạnh mẽ của Apple, bao gồm iPhone, MacBook Pro, iPad và Mac Pro, đóng vai trò nền tảng cho quy trình sản xuất phim hiệu quả. Từ việc quay thử nhanh bằng iPhone, dựng thử ngay tại điểm quay với MacBook Pro và iPad, cho đến xử lý hậu kỳ chuyên sâu trên Mac Pro, các thiết bị này mang lại sự linh hoạt và hiệu suất cao. Sự liền mạch giữa các thiết bị phần cứng này được tăng cường đáng kể bởi các giải pháp phần mềm của Apple.

    "Anh dùng macOS và Final Cut từ những ngày đầu tiên làm phim"

    Đó là câu nói mà anh Victor Vũ chia sẻ với tôi ngay khi nhắc đến phần mềm hậu kỳ.

    Điều làm nên khác biệt trong quá trình dựng phim không chỉ nằm ở phần cứng, mà là ở cách chúng phối hợp nhịp nhàng với phần mềm, đặc biệt là Final Cut Pro. Đối với Victor Vũ và Hoàng Anh, phần mềm dựng phim này không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà là nền tảng sáng tạo giúp tiết kiệm thời gian, giảm áp lực thao tác, và phục vụ trọn vẹn cho việc kể một câu chuyện điện ảnh.

    "Final Cut Pro là lựa chọn của anh và bạn chuyên viên hậu kỳ luôn, thật lòng mà nói là cũng mấy phim rồi, anh với mọi người chọn làm trên Final Cut Pro", Victor Vũ tiết lộ. Anh tiếp tục dành lời khen cho phần mềm của Apple: "Tụi anh quen với các giao diện của Final Cut Pro. Giao diện của nó rất là dễ để thao tác. Coi vậy chứ giao diện rất là quan trọng, nó giống như một ‘control center’ vậy. Mình cần cái trung tâm điều khiển thân thiện cho công việc."

    Anh giải thích rằng nó trực quan đến mức mình gần như không cần tốn thời gian làm quen ban đầu, cứ thế mà bắt tay vào việc thôi. Chính cái sự dễ dàng, không rườm rà đó lại giúp mọi thứ hiệu quả và nhanh hơn hẳn, vì không bị khựng lại bởi những thao tác phức tạp.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 12.
    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 13.

    Timeline của phim Thám Tử Kiên trên giao diện Final Cut Pro

    "Anh dùng macOS và Final Cut từ những ngày đầu tiên làm phim, từ phim đầu tay năm 2001. Victor luôn cảm thấy giao diện của Final Cut và tốc độ xử lý của macOS rất mượt mà, ngày càng nhanh và mạnh hơn. Mình có thể dùng tất cả hiệu ứng mà không sợ máy bị treo." , anh Victor cho biết.

    Ngoài ra, vị đạo diễn này cũng khẳng định thêm về sự phù hợp của hệ thống này cho công việc chuyên nghiệp: "Bây giờ thì Victor nghĩ Mac Pro và macOS được sinh ra để xử lý khối lượng công việc hậu kỳ."

    " Anh cùng anh Victor cùng làm việc trên Final Cut Pro, phần mềm này rất trực quan, nhanh gọn, mình nghĩ cái gì thì chỉ cần thao tác 1 - 2 click mấy giây là ra kết quả, không hề mất thời gian. Anh muốn tiết kiệm thời gian cho cả mình và đạo diễn, Final Cut Pro hoàn toàn đáp ứng được điều này.", anh Hoàng Anh cũng chia sẻ thêm.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 14.

    "Sơ sơ" về số lượng file khổng lồ trong quá trình dựng phim. "Nguyên cuộc đời làm hậu kỳ, số lần Final Cut bị treo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phải nói là tỉ lệ cực ít", anh Hoàng Anh cho biết

    Có thể thấy, phần mềm là sự kết hợp hoàn hảo trong hệ sinh thái Apple và giúp đoàn làm phim có thể làm việc xuyên suốt trên nhiều thiết bị ở mọi nơi, tăng tính liền mạch, sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Và đương nhiên quá trình làm phim cũng cần đến các phần mềm khác, và chúng đều tương thích tốt với phần cứng Apple.

    "Mặc dù mình dùng Apple và Final Cut là phần mềm của Apple, nhưng có nhiều phần mềm của bên thứ ba như Adobe Premiere cũng tương thích tốt. Apple cũng có những phần mềm hỗ trợ chuyển đổi file sang phần mềm khác, ví dụ như bên âm thanh, rất dễ thích nghi, không rắc rối cho người dùng", anh Hoàng Anh nói. Premiere Pro cũng được sử dụng trong quá trình làm phim, nhưng chủ yếu vẫn là Final Cut Pro.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 15.

    Nhìn lại chặng đường đã qua, khi phần cứng mạnh mẽ kết hợp với phần mềm trực quan, ổn định, công nghệ không còn là trở ngại mà trở thành chất xúc tác cho sáng tạo.

    Với những công cụ như Final Cut Pro, người làm phim có thể tập trung vào cảm xúc, vào nhịp kể và hình ảnh, thay vì loay hoay với thao tác kỹ thuật hay thời gian chờ đợi xử lý. Và từ chính trải nghiệm đó, cả anh Victor Vũ lẫn Hoàng Anh đều có chung một điều muốn gửi đến thế hệ làm phim trẻ khi nói về công nghệ:

    Thiết bị là thứ bạn có thể chọn đúng ngay từ đầu để hành trình sáng tạo thuận lợi từ những bước đầu tiên

    Đối với anh Hoàng Anh, người đã gắn bó hơn 12 năm cùng hệ sinh thái Apple, thì đây là một khoản đầu tư hoàn toàn xứng đáng. " Đồ Apple rất bền, ít hư vặt, bảo mật tốt. Giá nghe thì có vẻ cao, nhưng nếu chia theo số năm sử dụng thì lại rất hời. Một chiếc máy dùng ba bốn năm, tính ra mỗi ngày chỉ vài chục ngàn, trong khi hiệu quả công việc thì tăng rất rõ."

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 16.

    Anh cũng kể vui rằng những thiết bị từng đồng hành qua nhiều phim bom tấn như Mắt Biếc, Em chưa 18, và giờ là Thám tử Kiên, "toàn là máy Apple cả đấy".

    Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đạo diễn Victor Vũ cho rằng việc đầu tư đúng thiết bị là một quyết định đáng cân nhắc, nhất là khi công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm phim.

    Để kết thúc buổi trò chuyện anh Victor Vũ cũng chia sẻ cho tôi thêm về những gì anh quan sát sau 20 năm qua:

    "Cũng gần 20 năm làm nghề rồi, nên Victor đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn phát triển của công nghệ, đặc biệt là trong phần hậu kỳ. Bây giờ nhìn lại, mình thấy các bạn trẻ đang sống trong một thời rất may mắn khi có quá nhiều công cụ mạnh mẽ, hiệu quả nằm ngay trong tầm tay. Những giới hạn mà thế hệ trước từng gặp phải, giờ gần như không còn nữa."

    Bên cạnh đó, anh đưa ra lời khuyên dành cho các nhà làm phim trẻ khi lựa chọn trang thiết bị:

    "Kinh phí cũng là một vấn đề với các bạn làm phim trẻ khi mới bắt đầu. Hồi xưa chi phí còn khủng khiếp hơn nữa khi mình phải mua những cuộn phim rất đắt và phải đi rửa phim, nên rất tốn kém, còn bây giờ chi phí cho những gì mình muốn làm như hồi xưa chỉ bằng 10% thôi. Cho nên, Victor nghĩ mình đầu tư vào 1 cái MacBook Pro thì rất sáng suốt, vì nó sẽ vượt thời gian, mình sẽ không phải nâng cấp thường xuyên, có thể là 5 năm sau nó vẫn làm được gì mình cần"

    Suy cho cùng, tất cả thiết bị là để phục vụ cho mục đích chính của người làm phim: Kể nên câu chuyện của mình, theo góc nhìn của mình. Vậy nên, lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp nhất luôn là yếu tố tiên quyết, vì nó sẽ theo ta một thời gian dài.

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 17.

    "Các bạn giờ đây đã có đầy đủ công cụ rồi, quan trọng là tìm cách kể câu chuyện thôi. Những thiết bị, những phần mềm như Final Cut Pro hay MacBook Pro đã đủ cho các bạn làm việc đó."

    Hành trang phá án của Thám Tử Kiên: Táo từ đầu đến cuối- Ảnh 18.

    "Thám tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu" sẽ sớm đến với khán giả toàn quốc, dự kiến vào dịp lễ 30/4 này, mời các bạn đón xem.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ