TPO - Nhận được thông tin về việc nhiều cá thể động vật hoang dã cần cứu hộ sau khi thu về từ hai vụ buôn bán động vật trái phép, những cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) lập tức lên đường ngay trong đêm.
- Liệu số phận của con người có bị đe dọa khi ngày càng có nhiều loài động vật bước vào 'Thời kỳ đồ đá'?
- Tại sao con người chủ yếu ăn thịt động vật ăn cỏ thay vì ăn thịt động vật ăn thịt?
- Loài động vật tái xuất sau hơn 60 năm mất tích khiến chuyên gia khóc vì quá mừng
- Top 5 loài động vật có khả năng sống sót cao nhất sau thảm họa toàn cầu
- Tại sao sói, được biết đến là loài động vật vô cùng hung dữ lại tỏ ra sợ hãi khi tới gần lừa hoang?
43 cá thể động vật hoang dã (gồm 18 cá thể tê tê, 11 cá thể rùa, 2 chồn bạc má, 5 rồng đất và 7 cá thể rắn) là tang vật của hai vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép trên địa bàn Phú Yên và Gia Lai.
Cán bộ của SVW nhớ lại, thời điểm tiếp nhận, hầu hết động vật ở trạng thái gầy yếu và mất nước. Đội ngũ thú y lập tức thực hiện kiểm tra, truyền nước, vệ sinh vết thương cho động vật và chuyển chúng sang hộp nhựa. Nhờ đó, sức khoẻ của các cá thể này được phục hồi và đưa về trung tâm cứu hộ tiếp tục chăm sóc.
Đây là một đợt cứu hộ thành công và là một trong hàng chục đợt cứu hộ động vật hoang dã những năm qua mà SVW thực hiện.
Năm 2024, tại Khu sinh sản bảo tồn cho Cầy vằn ở Vườn Quốc gia Cúc Phương do SVW xây dựng , 10 cá thể cầy vằn con được sinh ra, là thành công lớn nhất từ trước đến nay trong việc sinh sản bảo tồn loài Cầy vằn.
Điều này đem lại hy vọng tái phục hồi quần thể Cầy vằn ngoài tự nhiên, vốn là loài thú cực kỳ quý hiếm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, chỉ được tìm thấy ở Việt Nam, Lào và một phần rất nhỏ ở miền Nam Trung Quốc. Đây là thành tựu đáng tự hào của SVW vào dịp kỷ niệm 10 năm thành lập.
Ra đời vào năm 2014, trong bối cảnh nạn buôn bán động vật trái phép ở Việt Nam diễn biến phức tạp, SVW mang sứ mệnh ngăn chặn sự tuyệt chủng và phục hồi các loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm tại Việt Nam.
Từ một tổ chức bé nhỏ với khoảng 10 nhân sự, SVW đã phát triển không ngừng những năm vừa qua, trở thành một trong những tổ chức hàng đầu về bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, là đối tác chiến lược của 6 vườn quốc gia và khu bảo tồn như Cúc Phương, Pù Mát, Cát Tiên, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hoá Đồng Nai.
10 năm qua, với sự hỗ trợ và đồng hành của các cơ quan chức năng, vườn quốc gia, khu bảo tồn cùng các đối tác, Trung tâm cứu hộ thành công 4.280 cá thể động vật hoang dã thuộc hơn 60 loài bản địa. Khoảng 1274 cá thể được tái thả về môi trường tự nhiên, góp phần làm giàu hệ sinh thái và phục hồi quần thể tự nhiên của các loài.
Các nhà bảo tồn của SVW cũng phối hợp với các vườn quốc gia, khu bảo tồn tháo gỡ hơn 24.000 bẫy thú, góp phần làm giảm số lượng động vật hoang dã bị săn bắt trong tự nhiên, hơn 1.000 lán trại trái phép bị phá hủy và hỗ trợ bắt giữ hơn 1.300 đối tượng vi phạm, kết nối hơn 40.000 người với bảo tồn.
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam chia sẻ, trong chặng đường 10 năm, SVW đã đạt được nhiều thành công nhờ một tập thể đoàn kết, có trách nhiệm với thiên nhiên và động vật, có tình yêu vô bờ bến với công việc. Trung tâm đã xác định rõ sứ mệnh của mình, góp phần tạo ra giá trị cho nước nhà.
Cúc Phương là nơi khởi đầu và đặt nền móng cho sự phát triển của SVW, ông Nguyễn Văn Chính – Giám đốc VQG Cúc Phương chia sẻ, sự phối hợp của 2 đơn vị đã tạo ra rất nhiều dấu ấn trong công tác bảo tồn, đưa Cúc Phương là nơi cứu hộ và tái thả tê tê nhiều nhất thế giới, cũng là nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết bị không người lái giám sát tê tê sau tái thả. Với sự cộng tác cùng SVW, Cúc Phương đã trở thành nơi thăm quan, học hỏi và đào tạo cho nhiều cán bộ, đối tác bảo tồn, sinh viên trong, ngoài nước.
Ông Nguyễn Văn Thái, người sáng lập và là Giám đốc SVW tự hào, 10 năm qua là một hành trình gian nan nhưng SVW luôn cố gắng mang lại giá trị trong việc bảo tồn động vật hoang dã, cho con người và cho xã hội.
Ông Thái kể, với những thành công đã đạt được trong 10 năm đầu tiên, tổ chức này hy vọng có thể tiếp tục nhân rộng phạm vị địa bàn triển khai và mở rộng các dự án bảo tồn hơn nữa, không chỉ tập trung vào bảo tồn loài mà còn bảo vệ hệ sinh thái, tái hoang dã lại những gì đã mất trong tự nhiên.
Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp cùng đối tác để tái thả động vật hoang dã quý hiếm, nỗ lực khôi phục hệ sinh thái bản địa, mở rộng những chiến dịch dài hạn nhằm thay đổi nhận thức, thói quen của mọi người trong việc sử dụng động vật hoang dã trái phép, góp phần chung bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường của Việt Nam.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Mỗi giây, 4 triệu tế bào trên cơ thể bạn sẽ chết: Các nhà khoa học đang đi vào "nghĩa địa của các tế bào" để tìm hiểu tại sao lại vậy?
Một trong số những nghĩa địa đó có thể được ví như nghĩa trang liệt sĩ được cơ thể ghi công, khi các tế bào chiến đấu rồi hi sinh thân mình, thậm chí cảm tử với vi khuẩn để bảo vệ bạn.
Ryzen 7 9800X3D: Hiệu năng quá ấn tượng, dân buôn đẩy giá gấp đôi sau khi cháy hàng toàn cầu