Hành trình từ “thực tập sinh” tới kĩ sư phần mềm tại kỳ lân công nghệ VNG: chuyện chưa kể
Hiếm có một doanh nghiệp công nghệ nào lại ưu ái và dành nhiều sự quan tâm cho các thực tập sinh như VNG, Tập đoàn công nghệ & Internet hàng đầu và cũng là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. Tại VNG, thậm chí có hẳn một thuật ngữ riêng để gọi các thực tập sinh – đó chính là VNG Fresher.
Fresher là tên gọi dành riêng cho các bạn sinh viên CNTT năm 3,4 được trao cơ hội làm việc tại VNG thông qua tham gia VNG Tech Fresher (chương trình Đào tạo và Tuyển dụng Lập trình viên tài năng của VNG). Trải qua 3 vòng thi: Vòng đơn, Kiểm tra đầu vào và Phỏng vấn, ứng viên sẽ chính thức trở thành VNG Fresher với mức lương hấp dẫn và cơ hội được làm nhân viên chính thức chỉ sau 3 tháng. Năm 2019, VNG Tech Fresher đã thu hút hơn 2000 bạn sinh viên đăng kí tham gia.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi mùa hè nắng đổ lửa là cuộc "đọ sức" để trở thành "VNG Fresher" dành cho các sinh viên khối ngành CNTT lại được diễn ra. Sự khắc nghiệt của thời tiết không làm vơi đi quyết tâm dành tấm vé bước vào con đường đào tạo và thực hành chuyên nghiệp, sẵn sàng trở thành những kĩ sư phần mềm tương lai của các bạn trẻ trót đam mê công việc lập trình.
Fresher – cái tên nói lên tất cả: tuổi trẻ, nhiệt huyết, tự tin, tươi mới, táo bạo,… những đặc điểm mà nhiều khi những nhân viên kinh nghiệm vì sự an toàn và thực tế sẽ vô tình bỏ qua những giải pháp tốt. Trong một môi trường năng động và luôn biến đổi như công nghệ, VNG đặc biệt dành niềm tin vào những người trẻ. Năm 2018, độ tuổi trung bình của người VNG chỉ là 27 và đến thời điểm này còn "trẻ hóa" nhiều hơn nữa. Chính thế hệ trẻ đã truyền cảm hứng và tinh thần "khởi nghiệp" cho những người xung quanh, tạo ra "DNA" rất riêng biệt tại VNG.
Chỉ tính riêng Game Development Fresher (chương trình Đào tạo và Tuyển dụng Lập trình viên khối Game, thuộc VNG Tech Fresher) đã trải qua 13 mùa, với 3 cụm tập trung đông đảo các bạn sinh viên CNTT ưu tú là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Đây cũng là nơi tọa lạc văn phòng các Studio Game của VNG với những tiện ích hiện đại nhất. Đến với VNG là đến với một "lộ trình" phát triển mang tính định hướng. CEO VNG Lê Hồng Minh đã từng nhấn mạnh: "Lấy các bạn làm Game hay làm Zalo làm ví dụ, các bạn tất nhiên đều rất giỏi nhưng năng lực của họ không đến mức ghê gớm hay khác biệt hoàn toàn với những người xung quanh. Tuy nhiên, thông qua con đường mà các bạn đã chọn, cùng sự bền chí trên con đường ấy thì sau một thời gian, các bạn đã tích lũy được những kiến thức lẫn kinh nghiệm mà những người khác thèm muốn".
Con đường "bén duyên" với VNG của các bạn sinh viên lập trình có thể rất khác biệt, nhưng hành trình phát triển của mỗi cá nhân đều có một điểm chung: những "non nớt" thủa ban đầu sẽ dần được thay thế bằng trải nghiệm thú vị và những bài học rất hữu ích nhưng rất "đời". Một "Coder" ngày nào gõ từng dòng code lại trở thành những kĩ sư lập trình đầy kinh nghiệm, có thể giải quyết những vấn đề hóc búa, hay chịu trách nhiệm cho những dự án lên tới hàng chục triệu người dùng. VNG hiểu rằng, những người tài năng thì họ sẽ muốn các thách thức thật sự khó và có ý nghĩa. Chính vì thế, ngay cả khi đã cùng về một nhà, VNG vẫn sẽ giúp mọi người trưởng thành thông qua thử thách liên tục. Đó cũng là khẩu hiệu của VNG: Đón nhận thách thức (Embracing Challenges). Bản thân khẩu hiệu đó cũng để phát triển con người, nghĩa là bạn không chỉ nhảy xuống hồ, biết bơi mà phải liên tục vượt chướng ngại vật, giữ mình tiến lên phía trước.
Những buổi chia sẻ đã trở thành "văn hóa" tại VNG
Anh Phạm Trọng Long, cựu Fresher mùa 3 chia sẻ: "Mình đến với GDF và GSN (một trong những Studio game "lâu đời" tại VNG) vì sự tò mò của một cậu sinh viên thích chơi game và muốn biết quy trình làm một "con" game như thế nào. Để rồi vô cùng bất ngờ khi một tựa game nổi tiếng tưởng phải cả trăm người làm, lại được thành hình bởi một team chưa đến chục người ngày đó. Bây giờ, GSN to lớn hơn nhiều rồi. Nhưng sự thử thách, trẻ trung và năng động là điều chưa bao giờ thay đổi. Thỉnh thoảng độ trẻ trung của GSN giảm đi một chút, thì đã có ngay các chương trình Game Development Fresher với các bạn trẻ mà rất tài năng. Gia nhập GSN 9 năm và làm mentor cho GDF 6 năm, công việc hàng ngày của mình đều bắt đầu bằng việc hỏi thăm, trao đổi với các bạn Fresher mà mình hướng dẫn." Hiếm có nơi nào các bạn trẻ lại được trải nghiệm vai trò "mentor" (người đào đạo, hướng dẫn) sớm như VNG: những thế hệ trước lại tiếp tục dùng chính kinh nghiệm và kĩ năng của mình để hướng dẫn cho "Fresher tương lai". Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức dành cho các bạn: Làm sao để mình không bị "tụt hậu"so với các đàn em? "Làm mentor cũng giống như tham gia một dự án, nhưng là dự án đặc biệt. Thân là hướng dẫn cho Fresher, tuy nhiên chính các bạn lại tiếp thêm cho mình nhiều kiến thức." – Nguyễn Thành Công, Fresher mùa 8 của GDF chia sẻ. Đội ngũ "mentor" của VNG cũng là điểm ấn tượng nhất mà các bạn sinh viên chia sẻ khi nộp đơn đăng kí tham gia chương trình VNG Tech Fresher. Trong tay chưa có thứ gì ngoài kiến thức học được tại trường, thông qua sự hướng dẫn, các bạn sinh viên được trải nghiệm ngay quy trình làm việc chuyên nghiệp, các kĩ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, demo dự án… ngay cả khi chưa chính thức trở thành Fresher.
"Ở ZaloPay, bọn mình học hỏi thông qua trải nghiệm: mỗi Fresher được giao một vấn đề để tự tìm hiểu, soạn thảo và trình bày trước cả team. Dù phải nhận "gạch đá" khá nhiều, nhưng bọn mình đều vui lòng vì có cơ hội trao đổi và hoàn thiện kiến thức. Sau nhiều lần chỉnh sửa với sự giúp đỡ từ leader/mentor, bài chia sẻ sẽ được viết thành tài liệu chỉn chu để "khoe" trên các trang chia sẻ kiến thức công nghệ của cả team,. Nhờ viết tài liệu nhiều như cơm bữa trong quãng thời gian làm Fresher, mà mình thành thục một kĩ năng quan trọng của Software Engineer!" – Chia sẻ từ bạn Trần Trọng Phúc – cựu Fresher đang làm việc tại phòng phát triển sản phẩm ví điện tử ZaloPay thuộc VNG.
Thành công của VNG gắn liền với sự phát triển của mỗi cá nhân
Ở VNG, câu chuyện có những bạn xuất phát điểm chỉ là một nhân viên kiểm tra sản phẩm nhưng bây giờ đang điều hành những khối kinh doanh ba bốn trăm tỷ không làm ai quá ngạc nhiên. Cơ hội được trao đồng đều cho tất cả những thành viên có niềm tin và sự cố gắng. Không phải là đến cuối cùng bạn thất bại hay không, mà quan trọng là bạn hiểu được bản thân mình còn thiếu gì để tiếp tục lấp đầy khoảng trống đó. "Đừng chỉ tìm một công việc, hãy tìm một lộ trình phát triển sự nghiệp" là điều mà mọi thế hệ đang làm việc tại VNG muốn nhắn gửi tới tất cả các bạn trẻ đang loay hoay trên con đường tìm việc của bản thân.
Thành lập từ năm 2004, VNG là tập đoàn công nghệ và Internet hàng đầu Việt Nam với hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phục vụ nhu cầu của hơn 100 triệu khách hàng ở trong nước và quốc tế.
VNG cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được định giá trên 1 tỷ USD theo đánh giá World Startup Report và Google – Temasek Report, nằm trong Top 14 kỳ lân công nghệ của Đông Nam Á năm 2019, theo báo cáo của Bain & Company.
Năm 2019, VNG lọt Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" do HR Asia, tạp chí uy tín hàng đầu về nhân sư tại Châu Á tổ chức và bình chọn. Năm 2020, lần đầu tiên, VNG đạt danh hiệu Top 2 Thương hiệu Nhà tuyển dụng hấp dẫn do sinh viên khối ngành CNTT bình chọn và nằm trong Top 50 Thương hiệu Nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam theo kết quả khảo sát của Anphabe.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"