Đừng ‘tiếc của’ mà không thay mới, ‘lợi bất cập hại’ là điều chắc chắn!
Đồ dùng gia đình là những món nâng cấp chất lượng cuộc sống của các thành viên, nhưng qua thời gian sử dụng có những món đồ sẽ trở nên cũ, hỏng, nhiễm khuẩn. Chúng sẽ trở thành những mối nguy hại 'vô hình', ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và cần thiết phải thay mới một cách thường xuyên.
Khăn lau mặt
Bất cứ ai cũng sử dụng khăn lau mặt, ít nhất là 2 lần một ngày khi vệ sinh buổi sáng và tối. Tuy nhiên sau khi dùng trong một thời gian dài, khăn mặt sẽ tích tụ bụi bẩn có thể gây ảnh hưởng xấu đến da mặt: gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá hoặc mụn viêm, khăn lau mặt ẩm ướt và không được sấy khô đúng cách có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển,...
Cách sử dụng khăn mặt đúng cách đó là vệ sinh thật sạch mỗi khi sử dụng, và nên thay mới mỗi tháng một lần. Đây cũng là một món đồ giá rẻ, nên bạn cũng có thể mua sẵn 1 chục chiếc, cất đi dùng dần cũng được!
Bàn chải đánh răng
Đi liền luôn với khăn mặt trong việc vệ sinh cá nhân là bàn chải đánh răng. Bên cạnh việc liên tục phải tiếp xúc với vi khuẩn trong miệng, bàn chải đánh răng cũng liên tục phải chà sát khiến chúng có thể bị mòn và giảm khả năng làm sạch răng.
Với bàn chải, bạn nên thay thế sau 3 tháng sử dụng, và lâu nhất cũng chỉ nên dùng một chiếc bàn chải trong 6 tháng. Những bạn gặp các triệu chứng của bệnh răng miệng thì còn nên thay thế bàn chải sớm hơn định kỳ. Một chiếc bàn chải mới sẽ đem lại cảm giác sạch sẽ và tươi mát hơn, giúp bạn có cảm giác tự tin và thoải mái khi đánh răng.
Ruột gối
Thứ bạn tiếp xúc tới 1 phần 3 thời gian trong ngày chính là chiếc gối của mình! Một ngày bạn sẽ dành ra tới 8 tiếng để gối đầu thậm chí úp mặt vào gối, và không ngạc nhiên khi đây là nơi sẽ tích tụ bụi bẩn và cả tế bào chết, dầu từ mặt của người dùng nữa. Đây là những tác nhân khiến bạn bị dị ứng, hắt xì, chảy nước mũi, ho, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy vùng má hoặc làm trầm trọng hơn căn bệnh hen suyễn.
Để vệ sinh gối, các chuyên gia khuyên bạn nên giặt vỏ gối thường xuyên (1 tuần 1 lần), ruột gối thì đem ra nơi có ánh nắng để phơi. Sau 1 năm thì nên thay mới hoàn toàn ruột và vỏ gối, và tuyệt đối không được sử dụng 1 chiếc gối nào quá 3 năm.
Lõi lọc của máy lọc nước
Khi chất lượng nước từ vòi không còn đảm bảo, nhiều hộ gia đình mua thêm máy lọc nước để loại bỏ các tạp chất, rong rêu, vi khuẩn, kim loại nặng,... Nhưng thành phần quan trọng nhất của máy lọc nước là các lõi lọc khi sử dụng trong 1 thời gian dài sẽ bị bám đầy vi khuẩn, cặn bẩn khiến chúng không còn khả năng lọc nước nữa, thậm chí còn gây hại cho người dùng nữa.
Mỗi loại lõi lọc sẽ có một chu kỳ thay mới riêng, nhưng thời gian bạn có thể nhắm tới để thay thế toàn bộ lõi lọc là khoảng 6 tháng. Bạn cũng cần để ý tới thương hiệu máy lọc nước mình đang sử dụng để mua đúng loại từ nhà sản xuất, vì mua sai loại sẽ không đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất hoặc thậm chí là không lắp được vào với nhau.
Lõi lọc của máy lọc không khí
Tương tự như máy lọc nước, máy lọc không khí là một món đồ có thể nâng cấp chất lượng cuộc sống lên rất nhiều. Nhưng nếu không thay thành phần lõi lọc không khí thường xuyên thì có thể ‘lợi bất cập hại’ rất nhanh! Lõi lọc không khí sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị bụi bẩn, vi khuẩn, tóc người và lông thú cưng gây tắc nghẽn. Lúc này máy không những không lọc được không khí, mà còn phát tán lại những thứ này gây ra các vấn đề hô hấp, gây dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác.
Các thế hệ máy lọc không khí mới sẽ có khả năng thông báo khi lõi lọc hết hạn sử dụng, nhưng trung bình sẽ rơi vào khoảng 6 tháng. Nếu như quá khó nhớ, bạn có thể mua 2 chiếc lõi lọc vào dịp đầu năm để sử dụng hết trong 1 năm đó, rồi tới Tết năm sau lại ‘sắm’ thêm 2 chiếc nữa là đủ yên tâm!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Elon Musk nằm trong top 20 game thủ Diablo IV giỏi nhất, thừa nhận chơi điện tử như một cách thiền
Vị tỷ phú người Mỹ vẫn tìm ra được thời gian rảnh để chơi game.
Kính viễn vọng James Webb phát hiện ra một lỗ đen đang hấp thụ lượng vật chất gấp 40 lần giới hạn lý thuyết