Từ đầu gối tới đôi mắt, cơ thể chúng ta đầy rẫy những thứ cần được chỉnh sửa.
Người Hy Lạp luôn say đắm với cơ thể hoàn hảo về mặt toán học. Không may thay cho những ai theo đuổi lý tưởng đó, ta chẳng hề được thiết kế theo Pygmalion, nhà điêu khắc trong thần thoại đã khắc ra một người đàn bà hoàn hảo. Tiến hóa xây nên cơ thể ta với thứ sinh học như băng dính và gỗ thải. Và cách duy nhất để tinh chỉnh lại hình hài này chính là chỉnh sửa hình mẫu hiện tại theo cách chẳng giống ai.
“Tiến hóa không đem lại sự hoàn hảo. Nó đem lại chức năng.” Trích lời Alan Mann, một nhà vật lý nhân chủng học tại Đại học Princeton.
Hãy cùng tổng hợp lại một danh mục cần sửa chữa lại của con người để chúng ta có thể trở nên “hoàn hảo”.
1. Một cột sống yếu ớt
Vấn đề: Cột sống của ta là một mớ bề bộn. Không thể tin được là ta còn có thể bước đi, trích lời Bruce Latimer, giám đốc của Trung tâm Nguồn gốc Loài người tại Đại học Case Western Reserve. Khi tổ tiên của chúng ta đi trên bốn chân, cột sống của họ cong lên, như một chiếc cung, để có thể chịu được trọng lượng của nội tạng phía dưới. Nhưng rồi ta đứng thẳng lên. Điều này làm rối loạn toàn bộ hệ thống tới 90 độ, và xương sống bị ép trở thành một cột chống. Tiếp đó, để có thể đi trên hai chân, nó phải cong về phía trước tại lưng dưới. Và để giữ cho đầu được thăng bằng, xương sống phía trên phải cong theo hướng ngược lại. Sự thay đổi này đặt áp lực cực lớn lên đốt sống phía dưới, và ước tính có khoảng 80 phần trăm người trưởng thành bị đau lưng dưới.
Giải pháp: “Giống như lũ chó,” Latimer nói. “Từ xương cùng đến cổ, nó chỉ là một đường cong. Một cấu trúc tuyệt vời.” Đơn giản. Chắc chắn. Không đau đớn. Chỉ có một vấn đề: Để đầu chúng ta không chúc xuống, ta cần phải quay lại với bốn chân.
2. Một đầu gối cứng ngắc
Vấn đề: Latimer nói: “Ta đem khớp phức tạp nhất trong cơ thể và đặt vào giữa hai đòn bẩy quá to – xương đùi và xương chày – và thế là ta làm bạn với rắc rối.” Kết quả là đầu gối chỉ có thể xoay theo hai hướng: trước và sau. “Đó là lý do vì sao trong thể thao, người ta cấm bạn tác động vào đầu gối từ hai bên.”
Giải pháp: Thay bản lề này bằng một quả bóng và một khớp nối, như ở vai và hông. Ta vốn chưa bao giờ phát triển loại khớp này ở đầu gối. “Có lẽ bởi ta chẳng hề nghĩ tới môn bóng đá,” Latimer nói.
3. Một khung chậu quá hẹp
Vấn đề: Đau đẻ. Và để thêm chút xúc xiểm, bề rộng của khung chậu phụ nữ chẳng hề thay đổi qua khoảng 200.000 năm, trong khi bộ não của ta thì vẫn luôn lớn dần.
Giải pháp: Đương nhiên là khung chậu vẫn có thể giãn ra, nhưng ta có thể nhờ tới bàn tay của công nghệ. Biết đâu 10.000, hay thậm chí 1000 năm nữa, ta chỉ việc đưa trứng và tinh trùng cho một phòng khám và nhận lấy một em bé.
4. Tinh hoàn lộ thiên
Vấn đề: Bộ phận tạo ra sinh mệnh của đàn ông treo mong manh ngoài cơ thể.
Giải pháp: Đưa tinh hoàn vào trong sẽ cứu đàn ông khỏi nỗi đau khi bị đá vào “bộ ấm chén”. Để làm việc này, đầu tiên ta cần tinh chỉnh lại tinh trùng. Tinh hoàn (không như buồng trứng) bị vứt ra lạnh giá bởi tinh trùng cần phải giữ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bên trong cơ thể khoảng hơn 1 độ C. Nhiệt độ này giữ cho tinh trùng gần như không hoạt động cho tới khi chúng gặp môi trường ấm áp của âm đạo và bắt đầu cuộc đua. Thế nên, thay đổi thuật toán, giữ tinh trùng ở nhiệt độ cơ thể và khiến cho âm đạo nóng bỏng hơn.
5. Hàm răng chật chội
Vấn đề: Con người thường có ba răng hàm trên mỗi bên của hàm trên và hàm dưới gần phía sau của miệng, Khi bộ não của chúng ta tăng trưởng chóng mặt, xương hàm trở nên rộng hơn và ngắn hơn, và chẳng còn chỗ cho răng hàm thứ ba ở xa nhất. Nhưng anh bạn này chỉ hữu dụng khi ta chưa biết nấu nướng và xử lý thức ăn. Nhưng giờ thì “răng khôn” chẳng đem lại gì ngoài niềm đau.
Giải pháp: Loại bỏ chúng. Giờ thì ta có thể vặt chúng ra một cách an toàn với dụng cụ nha khoa, điều mà, không thể thực hiện được nếu không có bộ não lớn hơn. Nên có thể nói là huề vốn.
6. Động mạch uốn khúc
Vấn đề: Máu chảy tới hai tay và chân qua một động mạch chính, đi vào chúng từ phía trước cơ thể, tại bắp tay trước hoặc cơ gấp hông. Để cung cấp máu cho mô cơ cho phía sau tứ chi, như bắp tay sau hay cơ đùi sau, động mạch phải phân nhánh, chạy vòng vèo quanh xương và quấn xoắn lấy dây thần kinh. Việc này sẽ dẫn đến vài thứ khó chịu. Ví dụ, ở khuỷu tay, một nhánh động mạch sẽ gặp phải dây trụ thần kinh, điều khiển ngón tay út, ngay phía dưới da. Đó là lý do vì sao bàn tay thường bị tê khi có va chạm mạnh tại điểm dưới cùng của phần tay phía trên.
Giải pháp: Thêm một động mạch thứ hai ở phía sau tay và chân, ngăn dây thần kinh lượn lờ quá gần với da.
7. Một võng mạc ngược chiều
Vấn đề: Các tế bào tiếp nhận ánh sáng trong võng mạc giống như những microphone đặt ngược hướng, trích Nathan Lent, một giáo sư sinh học phân tử tại Đại học New York. Thiết kế này buộc ánh sáng phải di chuyển hết chiều dài tế bào, cũng như qua máu và các mô, để tới được thứ như một máy thu tại phía sau tế bào. Thiết kế này có thể khiến cho võng mạc tách ra khỏi những mô hỗ trợ của nó – nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa. Nó cũng tạo ra một điểm mù nơi mà các sợi tế bào, kiểu như dây cáp microphone, hội tụ tại thần kinh thị giác.
Giải pháp: Mượn tạm giải pháp từ loài mực hay bạch tuộc: Lật ngược võng mạc lại.
8. Một dây thần kinh lạc hướng
Vấn đề: Dây thần kinh thanh quản thường xuyên (RLN) đóng một vai trò quan trọng trong khả năng nói và nuốt của chúng ta. Nó đưa chỉ đạo từ não tới cơ của thanh quản, phía dưới dây thanh. Về lý thuyết, đây phải là một quá trình nhanh chóng. Nhưng trong giai đoạn phát triển thai nhi, RLN bị gắn trong một khối u nhỏ trong mô cổ, nơi này sa xuống thành một mạch máu gần tim. Cú rơi này khiến tín hiệu thần kinh phải chạy vòng quanh động mạch chủ trước khi tới được thanh quản. Có thứ này trong lồng ngực khiến cho nó rất dễ bị tổn thương khi phẫu thuật – hay khi bị đấm vào đó.
Giải pháp: Khi thai nhi còn trong tử cung, cần phải phát triển RLN sau khi đưa khối u mạch máu đó xuống ngực. Khi đó, dây thần kinh sẽ không bị kéo xuống theo nó.
9. Thanh quản đặt nhầm chỗ
Vấn đề: Khí quản và thực quản mở ra trong cùng một khoảng trống, tại yết hầu, kéo dài từ mũi và miệng tới thanh quản. Để giữ thức ăn khỏi khí quản, một vạt nhỏ hình lá gọi là nắp thanh quản phản xạ sẽ che miệng của thanh quản lại mỗi khi ta nuốt. Nhưng thỉnh thoảng, nắp thanh quản này không đủ nhanh. Nếu bạn vừa nói cười vừa ăn, thức ăn có thể trôi xuống và làm kẹt đường khí, khiến cho bạn nghẹt thở.
Giải pháp: Học tập loài cá voi, khi thanh quản đặt tại lỗ phun nước chủa chúng. Nếu ta chuyển thanh quản vào mũi, ta có thể có hai ống độc lập. Chắc chắn ta sẽ mất đi khả năng trò chuyện. Nhưng ta vẫn có thể giao tiếp qua những bài hát như loài cá voi, từ những rung động trong lỗ mũi.
10. Một bộ não rắc rối
Vấn đề: Bộ não loài người đã tiến hóa qua nhiều giai đoạn. Khi những thứ mới mẻ đang được xây nên, phần cũ vẫn phải trực tuyến để ta có thể hoạt động bình thường. Và dự án xây dựng sống đó khiến cho mọi thứ trở nên bừa bộn. Bộ não dường như là một chốn làm việc chẳng ra đâu vào đâu, khi nhưng ma mới (não trước) đảm nhiệm những công nghệ mới lạ như ngôn ngữ trong khi nhưng người cũ (não giữa và não sau) giám sát ký ức nội bộ - và cầu giao ở tầng hầm. Một vài hậu quả: trầm cảm, điên loạn, ký ức không đáng tin, và sự thiên vị.
Giải pháp: Chúng ta đúng là hết thuốc chữa.
Theo Nautilus.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Độc lạ: Startup Mỹ dùng kim cương làm mát GPU, giảm nhiệt khủng và tiết kiệm điện vượt xa mong đợi
Akash tuyên bố rằng công nghệ của họ có thể giảm nhiệt độ điểm nóng của GPU từ 10 đến 20 độ C, giúp trung tâm dữ liệu tiết kiệm hàng triệu USD chi phí làm mát
Người sáng tạo nội dung này bị phạt gần 7 tỷ Đồng vì bay drone quấy rối người vô gia cư