Dù là vô tri vô giác, nhưng nhìn những cảnh tượng này chắc rằng bạn cũng thấy "xót" cho đồ ăn.
Con người chúng ta cần ăn để sống, nhưng không phải ăn gì cũng sống được, nhất là khi đồ ăn rất dễ hư hỏng (tất nhiên là nếu không có chất bảo quản). Chưa tính đến chuyện “ngỏm" sau khi ăn đồ “quá date", chỉ nhìn thấy đồ ăn bị mốc và bốc mùi thôi cũng khiến nhiều người cảm thấy “buồn nôn". Điều này xảy ra do các loại vi khuẩn, thực vật hoại sinh tiếp xúc với thức ăn. Những vi khuẩn này có mặt trong không khí hoặc được truyền vào thức ăn qua đường nào đó.
Một số loại thực phẩm có lớp vỏ mịn và khô, đây là “tường chắn" tự nhiên ngăn không cho các loại nấm và vi khuẩn tiếp xúc với phần nhân “nhạy cảm” của thức ăn. Điều này giúp thức ăn lâu bị phân huỷ hơn, có thể lên đến vài ngày ngay cả trong nhiệt độ phòng, ngưỡng nhiệt độ được xem là khá “nguy hiểm" khi bảo quản đồ ăn.
Nhưng nếu lớp vỏ đấy bị bầm dập, rách,... thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào phần nhân của thức ăn và quá trình phân huỷ sẽ diễn ra lẹ hơn rất nhiều. Trang Facebook TEMPONAUT Timelapse đã quay lại quá trình phân huỷ tuy có phần đáng sợ nhưng cũng không kém cuốn hút, nhất là khi bạn biết thời gian mà họ bỏ ra để ghi lại mọi thứ.
Timelapse quá trình phân huỷ của thức ăn
Ví dụ, để quay quá trình phân huỷ của dâu tây mất đến 19 ngày và đến 2 tháng với dứa. Sau này bạn hãy nhớ, để tránh thức ăn khỏi phân huỷ như vậy thì hãy ăn chúng nhanh chóng nhé.
Tham khảo: Boredpanda
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"