Hé lộ ca giải phẫu tử thi nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới: Giống như lính trinh sát, lại giống như phi hành gia
"Chúng tôi rất muốn bắt sống [kẻ địch] mang về. Sau khi mang về, sẽ để nhiều người khác thẩm vấn cho ra phiên hiệu, binh chủng [của tù binh]", Giáo sư Lưu Lương cho biết.
Sau khi hoàn tất ca giải phẫu đầu tiên đối với thi thể một bệnh nhân nhiễm viêm phổi do virus corona mới (Covid-19) vào sáng sớm ngày 16/2, Giáo sư Khoa Pháp y Bệnh viện Đồng Tế, Đại học Kỹ thuật Hoa Trung kiêm Chủ tịch Hiệp hội Giám định Tư pháp tỉnh Hồ Bắc Lưu Lương và các cộng sự đến nay đã có các mẫu bệnh lý của 9 bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Vào ngày 24/2, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Lưu Lương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
***
CCTV: Sau khi thực hiện ca giải phẫu đầu tiên này, ông đã tiến hành những nghiên cứu tương ứng từ các thông tin rất quan trọng của trường hợp đầu tiên. Mục đích là gì?
Giáo sư Lưu Lương: Mục đích là để tìm ra chính xác loại virus này, rốt cuộc nó đã gây tổn thương tới bộ phận nào của chúng ta. Chúng tôi gọi đó là cơ quan đích.
Chúng ta đều biết, khi làm xét nghiệm axit nucleic, chúng tôi cần người bệnh phải ho liên tục, ho ra thứ bên ngoài túi phổi, mới có thể lấy được virus. Vì vậy, cảm giác virus này như nó đang xâm chiếmmàng phổi, vậy thì tại sao nó lại xâm chiếm nơi đó, là nơi này sao, mục tiêu thực sự là nơi này. Thứ nhất, chúng ta có thể nghiên cứu con đường lây nhiễm và cách đi của nó. Thứ hai, chúng ta sẽ nhắm mục tiêu vào nơi này, chúng ta cần cho nó thuốc. Hơn nữa, nó còn nằm ở bên trong, nó thông qua cơ chế nào để làm tổn thương phổi? Nếu bạn tìm thấy vấn đề này, bạn có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ mang tính mục tiêu. Nếu không giải phẫu thi thể, về cơ bản, bạn không thể nắm bắt rõ về đối thủ của mình và bạn không thể biết hướng nó tấn công bạn, rất mờ mịt.
CCTV:Có phải giống như trong đêm tối, khi bạn giơ tay mà không thể nhìn thấy năm ngón tay của mình, bản thân virus cũng rất khó nhìn thấy?
GS Lưu Lương: Đúng vậy.
CCTV: Vậy bây giờ khi đã thực hiện giải phẫu bệnh lý này, chúng ta đang giống ở trong tình huống nào?
GS Lưu Lương: Giống với việc mở tấm màn ra, nhìn thấy diện mạo của nó, hé lộ nó thực sự trông như thế nào, rốt cuộc nó nguy hiểm ở điểm nào, rốt cuộc điểm yếu của chúng ta là gì, có thể tiến hành phòng ngừa và kiểm soát, có thể điều trị dứt điểm (điều trị mục tiêu).
CCTV: Điều gì khiến ông mãi đến ngày 16/2 mới thực hiện ca giải phẫu đầu tiên?
GS Lưu Lương: Bởi vì hiện trường không thể được đảm bảo, hiện trường giải phẫu phải có áp suất âm nhưng nước ta lại không. Chúng ta chỉ có phòng thí nghiệm áp suất âm và không có phòng giải phẫu áp suất âm.
CCTV: Tại sao lần giải phẫu thi thể lần này lại nghiêm ngặt đến vậy?
GS Lưu Lương: Bởi vì nó thực sự là một thứ mà chưa ai biết và nó là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CCTV: Nhưng như ông thấy, trong y học vẫn có thứ gọi là đạo đức!
GS Lưu Lương: Đúng vậy, phải thông báo cho gia đình người quá cố. Tôi muốn thực hiện ca giải phẫu này, gia đình có đồng ý không, có bằng lòng không. Trong tình huống khẩn cấp này, [chúng tôi] không gặp được gia đình người quá cố, gia đình không đến được bệnh viện, người mất thì không thể nói chuyện. Liên lạc qua điện thoại xong có thể được coi là bằng chứng không cũng không dễ nói. Cho nên cần phải trao đổi trực tiếp, vấn đề thời gian, không gian cho nên độ khó rất lớn.
CCTV: Tâm trạng trong quá trình chờ đợi của ông là gì?
GS Lưu Lương: Tôi lo lắng. Bởi vì không ngừng có bệnh nhân tử vong, và sau đó thì cảm thấy mờ mịt. Nếu biết tình trạng bệnh sớm hơn một ngày, điều này sẽ rất có giá trị cho điều trị lâm sàng.
(Vào chiều ngày 15/2, Giáo sư Lưu Lương nhận được thông báo, một gia đình đồng ý hiến xác của người thân để làm giải phẫu và Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán đã đồng ý cải tạo một phòng phẫu thuật nhỏ thành phòng giải phẫu).
CCTV: Bệnh viện có cho phép ông sử dụng không?
Giáo sư Lưu Lương: Các bệnh viện không sẵn lòng [cho tôi] sử dụng bởi vì môi trường có thể bị phá hủy. Cho nên, trong tình huống này có thể do sự kêu gọi của truyền thông, sự kêu gọi của chúng tôi, hơn nữa mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề. Ví dụ, tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm, các cuộc phẫu thuật đã được tạm dừng, sau đó chúng tôi tìm một phòng phẫu thuật ở một góc tương đối kín. Bệnh viện này tình cờ có phòng mổ áp suất âm, là không gian có áp suất âm cho nên nó phù hợp hơn cho chúng tôi thực hiện.
CCTV: Ông vừa nói không có [phòng giải phẫu] nào có thể đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt này. Như vậy hoàn toàn là phòng giải phẫu do bản thân tạo ra, ông đã cải tạo nó như thế nào?
GS Lưu Lương: Tất cả những thứ không cần thiết phải được dọn sạch. Có một điều nữa mà chúng ta nên chú ý, không được để lại bất cứ sự ô nhiễm nào như vết máu trong phòng, vì ngoài không khí, còn có thể ô nhiễm mặt đất, nước thải, vì vậy không thể để ô nhiễm trong phòng giải phẫu.
CCTV: Ông vừa nói, trước tiên cần dọn dẹp vòng ngoài, cần tìm căn phòng nhỏ nhất, sau đó dọn sạch mọi thứ có thể dọn sạch trong căn phòng này, về cơ bản là trống rỗng. Vậy ông ở đâu?
GS Lưu Lương: Tôi ở ngay trên một chiếc giường di động.
CCTV: Vừa mới nói, môi trường cần được bảo vệ như thế, trước khi bước vào, ông thực hiện việc bảo vệ như thế nào?
GS Lưu Lương: Chúng tôi phải làm tất cả các loại bảo vệ, giống như các bác sĩ lâm sàng, tất nhiên, chúng tôi có mức độ bảo vệ cao hơn.
CCTV: Còn có thể cao như thế nào nữa?
GS Lưu Lương: Ví dụ, vốn đeo hai lớp găng tay, chúng tôi đeo ba lớp; vốn đeo một lớp khẩu trang, chúng tôi đeo hai lớp; mũ cần đội hai hoặc ba lớp; rồi kính bảo hộ cần thêm lớp bảo vệ; yêu cầu phục trang cũng rất cao. Nó cần đặc biệt kín, không thông gió, không thoát khí. Có nghĩa là những vị trí vốn để lộ trên cơ thể sẽ được bọc kín toàn bộ. Chúng tôi đều mặc hai lớp quần áo bảo hộ, một mặt là [tránh] ô nhiễm môi trường, mặt khác [tránh] ô nhiễm cộng sự, cộng sự không được tổn hại.
(Vào khoảng 1h sáng ngày 16/2, ba người trong nhóm của Giáo sư Lưu Lương bước vào phòng giải phẫu và bắt đầu ca giải phẫu đầu tiên).
CCTV:Thi thể vào trước hay ông vào trước?
GS Lưu Lương: Thi thể được đưa vào sau.
CCTV: Các ông ở trong phòng đợi thi thể sao?
GS Lưu Lương: Đợi.
CCTV: Bước đầu tiên thực hiện như thế nào?
GS Lưu Lương: Chúng tôi trước tiên làm sạch hiện trường, sau khi lật tấm vải ra, chúng tôi cùng lúc cúi đầu trước ông ấy (thi thể bệnh nhân Covid-19).
CCTV: Đây là quy tắc, phải không?
GS Lưu Lương: Là quy tắc, nhưng đối với ông ấy, đó còn là một sự tôn trọng vô cùng đặc biệt.
CCTV: Tại sao?
GS Lưu Lương: Không dễ chút nào. Gia đình có thể hiến xác để giải phẫu, thực sự là sự đóng góp rất lớn, vì vậy chúng tôi đã cúi đầu trước ông ấy, thời gian cúi đầu cũng rất dài.
CCTV: Tại sao thời gian cúi đầu lại dài như vậy?
GS Lưu Lương: Điều đó thể hiện sự kính trọng.
CCTV: Điều này hoàn toàn xuất phát từ trái tim?
GS Lưu Lương: Xuất phát từ trái tim, vô cùng cảm ơn những người này, họ [đã thể hiện] sự bác ái.
CCTV: Chính là bản thân đã đi rồi, nhưng dùng thi thể của mình để có thể mở đường cho sức khỏe của nhiều người hơn.
GS Lưu Lương: Đúng vậy.
CCTV: Bình thường, ông thực hiện một ca giải phẫu trong bao lâu?
GS Lưu Lương: Thường là khoảng một giờ, nhanh hơn chút thì khoảng 40 phút là kết thúc.
CCTV: Lần này, nguyên nhân kéo dài là gì?
GS Lưu Lương: Thứ nhất, đây là trường hợp đầu tiên, cần thận trọng hơn. Thứ hai, thực sự rất khó chịu.
CCTV: Khó chịu như thế nào?
GS Lưu Lương: Giống như say độ cao, cơ thể bị thiếu oxy, thông thường chúng tôi vẫn làm những động tác rất bình thường như khâu da, lấy kim để khâu bên ngoài, đó là việc rất nhẹ nhàng nhưng trong tình huống đó, đến cuối cùng, cứ khâu một mũi là lại thở hổn hển, cứ như vậy, rồi dừng lại một lúc, eo tôi cũng không thoải mái, sau đó lại tiếp tục. Trên thực tế, tôi cuối cùng không thể chịu đựng được. Khi phải giải quyết thao tác hậu kỳ, tôi liền gọi trợ lý là Tiến sĩ Vương, tôi nói, tôi không xong rồi, tôi giống như bị hạ đường huyết. Tôi nói, xin lỗi nhé, cậu làm tiếp đi.
CCTV: Vì sao lại mệt như vậy?
GS Lưu Lương: Mặc cả một bộ trang phục như vậy, giống như các phi hành gia, bên trong rất ngột ngạt, sau đó mồ hôi không ngừng toát ra, cho nên sẽ mất nước, mà còn vào nửa đêm nên sẽ có cảm giác đói.
CCTV: Giáo sư Lưu, bắt đầu từ ngày 15 và 16/2, ông đã thực hiện ca giải phẫu đầu tiên, và đến bây giờ ông liên tục thực hiện các ca tương tự. Ông có nghĩ rằng điều này càng nhiều càng tốt hay là nó có nhu cầu nhất định, đến một mức độ nào đó là được?
GS Lưu Lương: Nên là càng nhiều càng tốt.
CCTV: Vì sao?
GS Lưu Lương: Ban đầu vốn nói virus bắt nạt người già, sau một thời gian, thanh niên cũng nhiễm, trẻ em cũng nhiễm. Nếu không có nhiều dữ liệu này để quan sát, ví dụ, nếu bạn thực hiện hai ca, một ca có sự thay đổi ở phổi, một ca thì không, vậy thì rốt cuộc đó là vấn đề của cá nhân anh ta hay là vấn đề viêm phổi này? Vì vậy, nó phải được phân loại theo độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, bản thân có mắc các bệnh khác hay không.
Nhờ phân loại, quy luật chung của bệnh viêm phổi này có thể được tìm ra. Do đó, chúng ta phải tìm ra cơ chế thực sự gây ra viêm phổi là gì. Nếu không được phân loại, rất dễ tạo ra vấn đề mới. Đó là dấu hiệu giả.
(Giáo sư Lưu Lương cho biết các tổn thương do Covid-19 gây ra có những điểm tương đồng với SARS và có những đặc điểm riêng).
GS Lưu Lương: Nó rất dính, chất lỏng giống như lớp hồ dán dính bên trên. Điều này có thể phản ánh rằng trong thời kỳ đầu phát bệnh, dịch tiết của anh ta rất dính, không giống bình thường chúng ta cảm lạnh, nhiễm virus là sổ mũi, chảy nước. Chúng tôi gọi đó là catarrh (triệu chứng).... Thành phần chất nhầy xuất hiện ở sâu trong đường thở. Thành phần này, nếu trong điều trị, chúng ta không xử lý nó một cách dứt điểm, có thể sẽ phản tác dụng.
CCTV: Như vậy, nếu không mở cơ thể, sẽ không bao giờ biết?
GS Lưu Lương: Tôi không biết.
CCTV: Vậy tại hiện trường, ông có thể nhìn thấy gì trong khoảng thời gian ngắn? Ông quan sát được gì?
GS Lưu Lương: Tôi có thể nhìn thấy màu sắc của toàn bộ lá phổi, nó có giống như phổi bình thường không, [tính chất kết cấu của lá phổi] có thể sờ được, cảm nhận được không, sau đó tôi có thể ấn lá phổi này không, [xem xem] bên trong có thứ gì không.
CCTV: Thông tin này đối với về sau....
GS Lưu Lương: Rất quan trọng. Ví dụ, phổi bình thường của chúng ta, nắm vào có cảm giác như một miếng bọt biển và nó chứa không khí, nhưng phổi (bị nhiễm Covid-19) khi sờ vào không cho cảm giác này. Lá phổi này đã không còn là phổi nữa, nó đã đông đặc, bên trong bị thay thế bởi thứ khác.
CCTV: Cảm giác này của ông quan trọng như thế nào?
GS Lưu Lương: Loại cảm giác này, nếu bạn không đi trải nghiệm, bạn căn bản không thể giải thích với bác sĩ, bác sĩ cũng không biết gì về tình trạng bên trong, liệu phổi có phải đã thay đổi giống như đá, hay là mềm, còn lá phổi trắng thì là gì, là nó cứng như miếng đá cẩm thạch, cứng như một miếng gỗ, hoặc cứng như một miếng nút bần - nút chai rượu vang.
CCTV: Vậy những thông tin ông nắm bắt và thu thập sẽ cung cấp cho các bác sĩ tuyến đầu điều gì?
GS Lưu Lương: Họ [bác sĩ tuyến đầu] chí ít biết được nơi nào có lính bắn tỉa, vì vậy sẽ giết tên lính bắn tỉa đó. Việc điều trị phải được dứt điểm. Nếu nó quá đông đúc, [chúng ta] sẽ gửi xạ thủ qua đó. Do đó, trong trường hợp này, nếu nơi tổn thương là một người lính sợ nước, tôi sẽ dùng nước; nếu sợ lửa, tôi sẽ dùng lửa, để xem bệnh này thay đổi như thế nào, phải điều trị dứt điểm mới được.
Nếu không, ví dụ, thông gió, thông đến cuối cùng cũng vô dụng, giống như con đường bị chặn, bạn gửi một chiếc xe đến đó là vô dụng, bạn phải nhanh chóng giải phóng con đường.
Do thiếu dữ liệu bệnh lý hoàn chỉnh được cung cấp từ giải phẫu tử thi nên các chuyên gia nghiên cứu không thể xác định chính xác tác động của cơ chế phát bệnh, tổn thương nội tạng của loại bệnh này.
(Giáo sư Lưu Lương và cộng sự đã trở thành nhóm chuyên gia đầu tiên trên thế giới giải phẫu tử thi nhiễm Covid-19).
Giáo sư Lưu Lương: Thứ nhất, không khí bên trong rất ngột ngạt. Thứ hai, bạn không biết nồng độ virus sẽ phát tán ra là bao nhiêu.
CCTV: Điều này có liên quan đến thời gian không?
GS Lưu Lương: Có liên quan. Thời gian càng dài, nồng độ virus phát tán càng lớn và chúng tôi sẽ giống như đứng ở trung tâm bức xạ hạt nhân.
CCTV: Ông có sợ không? Bởi vì điều này không thể tránh được, nhưng ông phải ở rất gần (tiếp xúc), hơn nữa đều là những bệnh nhân đã mất, nên phải nói rằng có rất nhiều, rất nhiều (virus) trong cơ thể họ, phải không?
GS Lưu Lương: Đúng vậy, vẫn là sợ chứ, không sợ là giả. Mặc dù trước đây, tôi đã giải phẫu [tử thi nhiễm] SARS, cũng giải phẫu qua [tử thi nhiễm] AIDS nhưng đã có những người khác thực hiện trước đó rồi. Lần này, bạn không thể biết điều gì sẽ xảy ra trong vòng 14 ngày sau đó. Bạn cũng không biết nó có lây nhiễm qua aerosol không, vì vậy đây là một điều rất rủi ro. Đây đều là lần đầu tiên trên thế giới.
CCTV: Tại sao ông vẫn giành làm việc này và là người đầu tiên?
GS Lưu Lương: Dù sao cũng phải có người đi làm điều này. Trước thảm họa tầm cỡ thế giới, chúng tôi không phát huy tác dụng, thì chúng tôi sẽ mang theo loại tâm lý xấu hổ.
CCTV: Chúng ta làm một so sánh nhé. Bây giờ trong cuộc đọ sức giữa bác sĩ và virus này, vậy vai trò của ông có phải là một lính trinh sát không?
GS Lưu Lương: Đúng vậy, chúng tôi rất muốn bắt sống [kẻ địch] mang về. Sau khi mang về, sẽ để nhiều người khác thẩm vấn cho ra phiên hiệu, binh chủng [của tù binh].
CCTV: Đó là lý do tại sao ông muốn bắt giữ tù binh?
GS Lưu Lương: Đúng vậy. Chỉ cần vượt qua một hàng rào, băng qua bãi mìn và sau đó đưa người trở lại. Nếu mọi người không ai đi, bạn sẽ không bao giờ biết đối phương có bao nhiêu người ở đó và giấu những gì ở đó, vì vậy có người phải chấp nhận rủi ro. Chúng tôi đã lên rất nhiều kế hoạch, ai sẽ đi vào? Người lớn tuổi hay trẻ tuổi?
CCTV: Trong kế hoạch này, ông thuộc đợt đầu hay đợt sau?
GS Lưu Lương: Trong kế hoạch ban đầu, tôi sẽ vào trước cùng hai cộng sự lớn tuổi nữa. Nhưng lần này, xem xét căn bệnh, loại viêm phổi này bắt nạt người già, và nhiều người ra đi đều là người già. Vì vậy, kế hoạch lúc đó đã có thay đổi nhỏ. Chúng tôi nói, để các bạn trẻ lên đi, sau đó, người già chúng tôi sẽ làm trợ lý, làm những việc lặt vặt ở bên cạnh. Nhưng khi thực hiện [ca giải phẫu] đầu tiên, chúng tôi lại thay đổi chủ kiến, hai chuyên gia lớn tuổi sẽ làm chính, tìm một cộng sự trẻ tuổi làm công việc lặt vặt bên cạnh.
CCTV: Tại sao phải thay đổi chủ kiến?
GS Lưu Lương: Bởi họ không có kinh nghiệm. Nếu lỡ có vấn đề gì xảy thì chỉ có thể xông vào trong.
CCTV: Như thế có xảy ra vấn đề gì không?
GS Lưu Lương: Vấn đề sẽ phát sinh đối với chúng tôi. Thật ra, sự hoảng loạn trong trường hợp này vẫn nhằm mục đích bảo vệ người khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming