Hệ thống ERP - Xu hướng quản trị doanh nghiệp của tương lai
Với sự thay đổi ở mọi lĩnh vực đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ trên toàn thế giới, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn “đau đầu” khi phải giải quyết bài toán “làm thế nào để thích nghi và tồn tại với những biến chuyển đó?”.
Công nghệ đang trở thành một yếu tố không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Trong suốt hai thập kỷ qua, thế giới đã đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, khi thế giới bước vào kỷ nguyên số với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải ứng dụng công nghệ vào quy trình hoạt động.
Một trong những xu hướng phổ biến trong lĩnh việc quản trị doanh nghiệp ở cả hiện tại và tương lai là ứng dụng hệ thống ERP. Việc sử dụng những phần mềm đơn lẻ để quản lý đã dần dần không còn đáp ứng được nhu cầu, các doanh nghiệp cần một hệ thống để kết nối tất cả các dữ liệu trong doanh nghiệp với nhau. Đặc biệt, ERP trong tương lai sẽ tăng cường ứng dụng AI và nhiều công nghệ thông minh khác. Đây là xu hướng tất yếu khi mà mọi sản phẩm đều ưu tiên tích hợp các tính năng thông minh. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp kiểm soát các quy trình, tự động tìm lỗi sai, xử lý các thông tin để ERP vận hành tối ưu.
Là doanh nghiệp tiên phong trong ngành CNTT Việt Nam, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO đặt cho mình trọng trách, sứ mệnh tạo ra các công cụ quản trị phù hợp với xu thế tương lai. Hệ thống quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R3 (ERP-VN) của BRAVO đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của một hệ thống ERP là "Quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy trình của tất cả bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp". Sản phẩm hội tụ những điểm nổi bật về công nghệ với nền tảng BRAVO Web Service, được thiết kế phân lớp sử dụng kiến trúc micro-services, đảm bảo các tiêu chuẩn về an ninh mạng OWASP/ NIST; đáp ứng yêu cầu về hiệu năng cao với HA services. Phần mềm hỗ trợ người dùng sử dụng trên đa nền tảng (Win, Web, Mobile), sử dụng các công nghệ .NET, Xamarin, Angular, SignalR… cùng cơ sở dữ liệu Microsoft SQL để phát triển.
Nhận thức rõ những thay đổi nhanh chóng từ thị trường và sự phát triển nhanh, mạnh của CNTT, trong suốt 25 năm qua BRAVO đã không ngừng đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu quản trị của các doanh nghiệp và hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong công cuộc "Chuyển đổi số".
Khi công nghệ ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp cũng đưa ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm dịch vụ. Do đó, không chỉ đầu tư nghiên cứu sản phẩm, BRAVO luôn chú trọng việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Sản phẩm phần mềm của BRAVO đi kèm với các dịch vụ bao gồm: Tư vấn lựa chọn quy mô phần mềm; Chỉnh sửa, Cài đặt; Đào tạo và chuyển giao phần mềm; Chăm sóc định kỳ khách hàng.
Chính việc luôn nỗ lực hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình hàng ngày mà ngoài sự tín nhiệm hơn của 4.500 Khách hàng là những công ty, tập đoàn lớn thì BRAVO còn nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. Sản phẩm BRAVO 8R3 (ERP-VN) của Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO vinh dự nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024. Chương trình Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tín của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam với hơn 20 năm tổ chức.
Ông Ngô Đình Hải – Giám đốc Khối Công nghệ BRAVO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, BRAVO vẫn luôn lấy việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ làm cốt lõi. BRAVO đã xây dựng cho mình được những nền tảng vững chắc về FrameWork Sản phẩm, Quy trình cung cấp dịch vụ, Văn hóa doanh nghiệp đặc trưng… Đây là tiền đề để thời gian tới BRAVO tiếp tục thúc đẩy sứ mệnh đưa công nghệ trở thành yếu tốt cốt lõi nhằm nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp Việt trong xu thế công nghệ của tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời