Hiện tượng kỳ thú: trăng xanh, nguyệt thực và trăng đỏ cùng diễn ra vào ngày 31/1, ở Việt Nam xem từ 18h48
Những người yêu thiên văn trên thế giới và tại Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cùng lúc ba hiện tượng đặc biệt hiếm có xảy ra cùng lúc vào ngày 31/1 tới đây. Đó là siêu trăng, trăng xanh và trăng máu.
Đây là một hiện tượng hiếm có chỉ xuất hiện 150 năm một lần. Mặt trăng sẽ trở nên to hơn gấp 3 lần, kết hợp với đó là hiện tượng trăng xanh và trăng máu xảy ra cùng lúc. Vùng quan sát trải rộng từ phía tây Bắc Mỹ tới Đông Á.
Theo CNN, siêu trăng lần này sẽ có kích thước gấp 3 lần so với thông thường. Siêu trăng xảy ra khi mặt trăng nằm ở quỹ đạo gần với Trái Đất nhất. Trước đó vào 3/12 và 1/1 cũng đều xảy ra hiện tượng này.
Tuy nhiên, đây là lần siêu trăng thứ hai trong cùng một tháng, do đó hiện tượng này còn được gọi với cái tên là trăng xanh. Lần cuối diễn ra hiện tượng trăng xanh là ngày 30/12/1982.
Noah Petro, một nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Goddard của NASA tiết lộ, sự trùng lặp giữa siêu trăng và trăng xanh (trăng tròn lần thứ hai trong một tháng theo lịch dương) và hiện tượng nguyệt thực dẫn tới một hiện tượng hiếm có.
Cơ quan Quản lý hàng không và Không gian Mỹ cho biết, siêu trăng hôm 31/1 sẽ sáng hơn 14% so với thông thường. Trong khi đó, nguyệt thực (mặt trăng đi qua bóng của Trái Đất) năm nay sẽ khác mọi năm khi có sự tác động của các chùm sáng mặt trời dẫn tới màu đỏ rực. Giới thiên văn gọi đây là hiện tượng trăng máu.
Cây viết Alan MacRobert thuộc tạp chí Sky and Telescope chia sẻ: "Ánh sáng đỏ mà bạn nhìn thấy là ánh sáng mặt trời đã bị tách ra, uốn cong qua bầu khí quyển của Trái đất và tiếp tục đi qua không gian tới mặt trăng".
Sự kiện trên sẽ kéo dài từ 18h48 và kết thúc vào 22h12 tối cùng ngày (giờ Việt Nam). Trong khi đó, giai đoạn hội tụ cùng lúc ba hiện tượng sẽ kéo dài 77 phút, bắt đầu từ 19h51 tới 21h08.
Địa điểm lý tưởng để quan sát toàn bộ hiện tượng siêu trăng máu lần này là phía Tây Mỹ, Canada, Thái Bình Dương, hầu hết lục địa Úc, Bắc Cực và một số khu vực tại Đông Á, Trung Á, trong đó có Việt Nam.
Theo Âm lịch thì ngày 31/1/2018 cũng chính là ngày rằm tháng Chạp. Vì vậy sự kiện siêu trăng máu lần này càng trở nên hiếm có hơn.
Vùng quan sát được hiện tượng có màu thẫm
Lần cuối xảy ra ba hiện tượng trên cùng lúc là ngày 31/5/1844. Hiện tượng nguyệt thực trùng với siêu trăng xảy ra với tần suất khá đều đặn. Lần cuối gần đây nhất là tháng 9/2015.
Trong khi đó, hiện tượng nguyệt thực xảy ra ít nhất hai lần một năm và siêu trăng có thể diễn ra từ 4-6 lần trong một năm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?