Hiện tượng ‘siêu trăng’ xảy ra đúng đêm Trung thu

    PV,  

    Đêm trung thu, một phần châu Á sẽ được chứng kiến hiện tượng thiên văn kỳ thú là siêu mặt trăng trong khi châu Mỹ, châu Phi có thể ngắm nguyệt thực toàn phần (trăng máu).

    Trung thu năm nay rơi vào ngày 27/9 theo dương lịch. Tại Trung Quốc và một phần châu Á, người ta có thể nhìn thấy mặt trăng to và sáng nhất năm khi nó đi qua điểm cực cận với trái đất. Ngoài ra, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (trăng máu) cũng xảy ra khi mặt trăng bị bóng của trái đất che lấp. Đây là lần đầu tiên hiện tượng siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện trong 30 năm qua.

     Siêu mặt trăng và trăng máu cùng xảy ra trong đêm Trung thu. Ảnh CNN

    Siêu mặt trăng và trăng máu cùng xảy ra trong đêm Trung thu. Ảnh CNN

    Theo đó, siêu mặt trăng năm nay sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với thời điểm nó đi qua điểm cực viễn với trái đất. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo hiện tượng nguyệt thực sẽ được nhìn thấy ở châu Mỹ, châu Phi, một phần Tây Á và đông Thái Bình Dương vào ngày 27/9. Nguyệt thực toàn phần kéo dài khoảng 1h12’.

    Sau sự kiện đặc biệt năm nay, thế giới phải chờ 18 năm nữa để chứng kiến siêu mặt trăng và trăng máu cùng xảy ra trong một đêm.

    Tại Trung Quốc, hãng hàng không Spring Airlines đã mở 100 chuyến bay phục vụ mục đích ngắm cảnh từ ngày 26 đến ngày 28/9. Đại diện hãng hàng không cho biết, họ mở dịch vụ này nhằm an ủi những người không thể đoàn tụ với gia đình trong đêm Trung thu. Việc bay trên những đám mây giúp hành khách quan sát mặt trăng rõ nét nhất. Hành khách được khuyến cáo tắt điện thoại trong chuyến bay nhưng được phép mang máy ảnh.

    Theo Zing

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ