Hình xăm công nghệ giúp bệnh nhân tiểu đường đo đường huyết mà không cần lấy máu
Một công nghệ mới có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho những người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.
Công nghệ phát triển cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của chúng ta được cải thiện để trở nên tốt đẹp hơn, và điều đó càng có ý nghĩa trong công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ. Mới đây thì những người mắc bệnh tiểu đường đã có một hy vọng về một tương lai không phải thử máu liên tục trong ngày để kiểm tra lượng đường huyết nữa, bởi một phát minh mới đã có thể giúp họ làm điều đó mà không cần phải "xâm hại" cơ thể như hiện nay.
Cần phải biết rằng, mỗi bệnh nhân tiểu đường hiện nay đều phải chích máu rất nhiều lần trong ngày để có thể đảm bảo rằng lượng đường trong máu của họ vẫn đang ở trong ngưỡng an toàn (trung bình khoảng 6-8 lần mỗi ngày). Tất nhiên việc chích một giọt máu nhỏ cũng không phải là điều gì quá đau đớn, thế nhưng làm điều đó liên tục nhiều lần trong ngày thì quả thực không dễ chịu một chút nào. Và để thay đổi điều đó, một nhóm các nhà nghiên cứu tại University of California, San Diego (UCSD) đã bắt tay vào chế tạo một thiết bị mới dựa trên một loại giấy xăm hình tạm thời kết hợp với các điện cực được in lên nó.
Các điện cực có nhiệm vụ sinh ra điện sau mỗi bữa ăn khoảng 10 phút, từ đó "hút" glucose lên gần bề mặt da để giúp các cảm biến đo được nồng độ đường trong máu (Các glucose trong máu được vận chuyển bởi các ion Natri tích điện dương). Và sau khi áp dụng phương pháp này trên 7 người không bị tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả không khác gì so với phương pháp đo Glucose kiểu truyền thống hiện nay.
Ý tưởng về việc tìm phương pháp khác để đo lượng đường trong máu cũng đã tồn tại từ lâu. Vào năm 2002 thì một thiết bị đeo tay đã được phát mình để làm điều gần giống với công nghệ này, nhưng nó đã không thể giải quyết được vấn đề gây kích ứng da của người bệnh. Còn trong năm 2010, một nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát mình ra một loại mực xăm hạt nano mà khi tiêm dưới da mà khi kết hợp với cảm biến nó có thể theo dõi lượng đường trong máu trong vòng tận 6 tháng liên tục. Tuy nhiên phát minh này vẫn chưa được thử nghiệm trên người.
Với việc chi phí tạo ra mỗi miếng dán chỉ mất vài Cent, phát minh này của UCSD thực sự là một niềm hy vọng mới dành cho các bệnh nhân tiểu đường hiện nay. Giờ đây thì các nhà nghiên cứu còn đang tìm cách mở rộng khả năng của nó để thu thập được nhiều dữ liệu hơn, cũng như kết hợp công nghệ này với việc tiêm thuốc truyền thống hiện nay.
Theo:Popsci
>>Công nghệ RO- Side Stream bước đột phá trong công nghệ lọc thẩm thấu ngược
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android