Sau gần một thập kỷ nỗ lực hồi sinh thương hiệu Nokia, HMD bất ngờ tuyên bố thu hẹp hoạt động tại Mỹ với lý do ai đọc cũng gật gù nói "phải thôi".
- Trò chơi rắn săn mồi 'huyền thoại' của Nokia xuất hiện lần đầu tiên trên mẫu điện thoại nào?
- Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
- Nokia đã phủ sóng 4G LTE lên Mặt Trăng - Liệu bạn có thể livestream từ cung Trăng trong tương lai?
Sau gần một thập kỷ đưa thương hiệu Nokia trở lại thị trường di động, HMD Global - công ty Phần Lan sở hữu quyền sử dụng thương hiệu Nokia cho điện thoại và máy tính bảng - vừa tuyên bố sẽ thu hẹp hoạt động tại Mỹ. Quyết định này đặt dấu chấm hết cho hành trình ngắn ngủi của Nokia trên đất Mỹ, bất chấp nỗ lực làm mới thương hiệu bằng các chiến dịch tiếp thị nổi bật như điện thoại Barbie hay Heineken.

Thông tin được xác nhận bởi phóng viên Julian Chokkattu từ Wired, khi HMD chia sẻ rằng họ đang đối mặt với môi trường địa chính trị và kinh tế đầy thách thức. Dù không nói thẳng, nhiều chuyên gia cho rằng “thách thức” ở đây chủ yếu liên quan đến các chính sách thuế và chi phí tuân thủ quy định tại Mỹ.
Dù HMD không tuyên bố rút hoàn toàn khỏi thị trường này, các dấu hiệu cho thấy họ đã ngừng bán cả điện thoại thương hiệu HMD lẫn Nokia. Trang web chính thức của HMD tại Mỹ không còn hiển thị thông tin mua hàng, nhiều sản phẩm chỉ hiện nút “Where to buy” nhưng không hoạt động. Một số mẫu máy vẫn còn bán trên Amazon hoặc kênh phân phối thứ ba, nhưng không rõ sẽ duy trì được bao lâu.
HMD cho biết vẫn sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật với những sản phẩm đã bán ra. Công ty cũng khẳng định sẽ hỗ trợ nhân viên tại Mỹ trong giai đoạn chuyển đổi, nhưng không công bố cụ thể về số lượng lao động bị ảnh hưởng.

HMD được thành lập năm 2016 tại Phần Lan để tiếp quản lại mảng điện thoại phổ thông từ tay Microsoft. Khi đó, Microsoft đã mua lại Nokia nhưng không thành công trong việc phát triển mảng smartphone. HMD nhanh chóng ký thỏa thuận sử dụng thương hiệu Nokia để sản xuất điện thoại và máy tính bảng, tập trung vào phân khúc giá rẻ và tầm trung.
Từ năm 2023, HMD bắt đầu mở rộng sang phát triển các sản phẩm mang thương hiệu riêng như dòng Skyline có thể tự sửa chữa, hoặc điện thoại hợp tác thương hiệu với Barbie và Heineken. Tuy nhiên, chỉ có bốn mẫu điện thoại mang thương hiệu HMD từng ra mắt tại Mỹ và không có mẫu nào mới xuất hiện từ sau chiếc HMD Fusion vào tháng 9 năm 2024. Trong khi đó, Nokia dần bị thu hẹp chỉ còn xuất hiện trên các mẫu điện thoại phổ thông.
Trong tuyên bố mới nhất, HMD khẳng định vẫn hướng đến tăng trưởng dài hạn, với trọng tâm vào các mảng thiết bị dành cho gia đình, giải pháp bảo mật và tài chính vi mô. Tuy vậy, việc rút khỏi một thị trường quan trọng như Mỹ cho thấy những thách thức thực sự trong việc hồi sinh một thương hiệu di động từng làm mưa làm gió suốt nhiều thập kỷ như Nokia.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Khổ thân người dùng Galaxy Z Fold6: Mới được 1 năm mà giờ trông như đồ cổ khi đặt cạnh Galaxy Z Fold7
Chỉ sau đúng một năm, Galaxy Z Fold7 đã khiến người dùng Fold6 phải chạnh lòng. Không phải vì Fold6 yếu kém, mà vì thế hệ thứ 7 của dòng điện thoại gập nhà Samsung đã có quá nhiều thay đổi.
Trên tay Galaxy Watch8 và Watch8 Classic: Thiết kế "squircle" mới, tích hợp Google Gemini, hỗ trợ đo sức ép mạch máu và chỉ số chống oxy hóa