Hóa thạch 3,3 triệu năm tuổi với 12 đốt sống và câu chuyện về sự tiến hóa của loài người

    Tuấn Hưng,  

    Hóa thạch mới được phát hiện này chỉ có 12 đốt sống, con số này trùng khớp với người hiện đại và ít hơn các loài linh trưởng 1 xương. Đặc điểm này trước kia mới chỉ được phát hiện trên con người có tuổi đời 60.000 năm đổ lại.

    Cột sống của chúng ta rất khác so với của các loài linh trưởng – đúng vậy, bạn đã đoán chính xác (nếu bạn có đoán) – đó là do thói quen đi lại bằng 2 chân của chúng ta. Thế nhưng đâu là thời điểm mà cấu trúc lưng của chúng ta bắt đầu tiến hóa? Khung xương của tổ tiên loài người cổ đại được tìm thấy ở Châu Phi cho thấy rằng một vài điểm khác biệt đã hình thành từ ít nhất 3,3 triệu năm trước, sớm hơn những nghiên cứu trước nhận định rất lâu.

    Hóa thạch Selam

    Hóa thạch mới này chỉ có 12 đốt sống, con số này trùng khớp với người hiện đại và ít hơn các loài linh trưởng 1 xương. Đặc điểm này trước kia mới chỉ được phát hiện trên con người có tuổi đời 60.000 năm đổ lại. Khám phá này, được công bố trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences, chứng minh được rằng cấu trúc chung của cột sống loài người đã được hình thành và phát triển từ 3,3 triệu năm trước.

    Hóa thạch được sử dụng trong bài nghiên cứu là của một đứa trẻ 2 tuổi rưỡi thuộc giống người cổ đại Australopithecus afarensis – cùng loài với bộ xương Lucy rất nổi tiếng. Hóa thạch này, được đặt tên là Selam, đã được khai quật tại Dikika, Ethiopia vào năm 2000, và được bảo quản và đem vào nghiên cứu kể từ lúc đó. Cột sống của nó có đầy đủ các cơ quan, bộ phận của họ hàng loài người – bao gồm đốt sống, cổ và lồng ngực.

    “Một hóa thạch như thế này quả là chưa từng có, đặc biệt là đối với một đứa bé, khi mà phần đốt sống của nó chưa phát triển hoàn toàn,” đồng tác giả của nghiên cứu, ông Zeresenay Alemseged, tiến sỹ chuyên ngành sinh thái học và giải phẫu tại đại học Chicago, đồng thời là ngời đã phát hiện ra Selam, phát biểu.

    Selam được chuyển từ Bảo tang Quốc gia Ethiopia đến Trung tâm Nghiên cứu Phóng xạ ở Grenoble, Pháp để phân tích xương của nó nhờ công nghệ tái tạo hình ảnh độ phân giải cao. Hóa thạch này có 12 đốt sống đỡ xương sườn, cùng với 12 cặp xương sườn – ít hơn hầu hết các loài linh trưởng và ngang bằng với con người hiện đại. Nó cũng là bằng chứng duy nhất cho việc con người đã có 12 đốt sống từ trước cả thời kỳ tiến hóa cách đây 60.000 năm.

    Các nhà nghiên cứu cũng nhận xét thấy Selam có khớp nối khá đặc biệt giữa đốt sống chứa sườn và lưng dưới - thứ cũng được tìm thấy trên cơ thể của tổ tiên loài người. Thế nhưng Selam lại có cấu trúc hoàn thiện hơn cả và thời gian xuất hiện của nó cũng thuộc hàng sớm nhất.

    Bài nghiên cứu đưa ra kết luận rằng khoảng 3,3 triệu năm trước, tổ tiên của chúng ta đã bắt đầu phát triển cấu trúc cột sống lưng cho phép con người có khả năng đi lại bằng hai chân. “Cấu trúc này và biến thể của nó qua thời gian chính là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử tiến hóa của con người,” Alemseged chia sẻ.

    Theo TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ