Hóa thạch loài kiến địa ngục vừa được phát hiện tiết lộ cơ chế kẹp con mồi “cực dị” so với loài kiến ngày nay
Thay vì kẹp ngang, loài kiến địa ngục thời cổ đại lại có cơ chế kẹp con mồi theo cách không ai ngờ tới.
Nhựa cây hóa thạch hay hổ phách đã và đang đem tới nhiều hiểu biết về những loài sinh vật từng tồn tại cách đây cả triệu năm.
Và một hóa thạch như vậy vừa tiếp tục được các nhà khoa học phát hiện thấy. Đó là hóa thạch của một con "kiến địa ngục" đang kẹp chặt con mồi. Đây là loài kiến đã tồn tại trên Trái Đất cách đây gần 20 triệu năm trước.
Các nhà khoa học đến từ Viện công nghệ New Jersey (NIJT), Học viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Rennes ở Pháp đã thực hiện nghiên cứu sâu hơn về hóa thạch này. Giới khoa học mô tả hóa thạch là bức tranh sống động nhất về cách loài kiến địa ngục kiếm ăn.
Phillip Barden, một thành viên trong nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Kể từ khi con kiến địa ngục đầu tiên được khai quật khoảng 100 năm trước, đã có nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến sự khác biệt của loài kiến này với các loài kiến hiện nay. Và hóa thạch này đã tiết lộ cơ chế đằng sau cái gọi là thí nghiệm tiến hóa".
Lý do Barden và nhóm nghiên cứu coi đây là một "thí nghiệm tiến hóa" vì cơ chế kiếm ăn này khác với cơ chế kiếm ăn của loài kiện hiện nay. Sở dĩ vì miệng của loài kiến ngày nay thường nằm theo chiều ngang để giúp nó dễ dàng kẹp và cắt xé con mồi. Ngược lại kiến địa ngục lại có miệng theo chiều thẳng đứng.
Sự khác biệt này có thể quan sát rất rõ trong hóa thạch hổ phách. Một loài kiến địa ngục mới được xác định có tên Ceratomyrmex ellenbergeri đang sử dụng hàm dưới và kẹp chặt con mồi theo chiều thẳng đứng. Nhóm nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những bằng chứng đầu tiên giải thích cách loài kiến địa ngục giữ con mồi.
Barden cho biết, hóa thạch đã xác nhận giả thuyết của các nhà khoa học về cách thức hoạt động của tổ kiến địa ngục.Cách duy nhất để bắt con mồi theo cách như vậy là để cơ mồm của kiến có thể di chuyển lên xuống theo hướng trái ngược với các loài kiến và côn trùng khác.
Ông cho biết: "Mặc dù có hàng ngàn loài kiến săn mồi nhưng không có loài kiến nào bắt mồi theo cách này. Nghĩa là không có loài kiến thời nay nào có sừng hoặc hàm dưới theo kiểu này. Về cơ bản, con mồi sẽ bị chiếc sừng dài và hàm dưới của con kiến địa ngục kẹp quanh cổ trước khi nhận một vết chích gây tê liệt. Chúng tôi nghĩ rằng, kiến địa ngục có những chuyển động cơ bắp rất nhanh, điều mà chúng ta có thể thấy ở một số loài kiến ăn thịt hiện nay".
Phát hiện trên giúp giải thích cho nhiều nghi vấn xung quanh thói quen kiếm ăn của các loài kiến thời xưa. Nhóm nghiên cứu hy vọng, phát hiện mới của họ sẽ giúp điều tra nguyên nhân khiến một số loài bị tuyệt chủng trong khi các loài khác vẫn có thể tồn tại, tiến hóa tới ngày nay.
Barden nói: "Hơn 99% tất cả các loài từng sống đã tuyệt chủng khi hành tinh của chúng ta đang trải qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu và tìm hiểu xem điều gì giúp một số loài tồn tại trong khi những loài khác lại bị tuyệt chủng. Tôi nghĩ côn trùng hóa thạch là lời nhắc nhở rằng, ngay cả những loài phổ biến và quen thuộc như kiến cũng đã từng trải qua thời kỳ tuyệt chủng".
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Current Biology mới đây.
Tham khảo Newatlas
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời