Có thể nhiều người sẽ trả lời là Java, Malbolge hay Ook. Tuy nhiên, có một ngôn ngữ còn khó nhằn và oái oăm hơn thế nữa: Whitespace.
Ra đời từ năm 2002, Whitespace kỳ lạ ở chỗ đi ngược lại hết các quy tắc trong những ngôn ngữ khác. Trong khi các ngôn ngữ lập trình khác coi dấu cách, tab và enter là những phần không đáng phải chú ý thì Whitespace, đúng như tên gọi, lại thiết lập các lệnh hoàn toàn dựa trên dấu cách, tab và enter.
Chính vì vậy mà những trang trống cũng có thể chứa toàn bộ mã nguồn của chương trình Whitespace, và nếu để code ở dạng thường, bạn cũng sẽ không thể nhìn được chúng.
Đoạn code Hello World trên Whitespace dưới đây đã được highlight để bạn có thể nhìn được. Thật không may là việc highlight như thế này lại khiến cho nó không còn là một chương trình Whitespace nữa.
Và code thực tế (dấu cách ký hiệu là S, tab ký hiệu là T, Enter ký hiệu là L):
SSSTSSTSSSL TL SSSSSTTSSTSTL TL SSSSSTTSTTSSL TL SSSSSTTSTTSSL TL SSSSSTTSTTTTL TL SSSSSTSTTSSL TL SSSSSTSSSSSL TL SSSSSTTTSTTTL TL SSSSSTTSTTTTL TL SSSSSTTTSSTSL TL SSSSSTTSTTSSL TL SSSSSTTSSTSSL TL SSSSSTSSSSTL TL SSL L L
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4