Hôm nay chúng ta mới hiểu lý do tại sao 6 tháng trước Microsoft bỏ 26 tỷ USD mua LinkedIn
Không chỉ đơn giản là tiềm năng phát triển, việc chi 26 tỉ đô để mua lại LinkedIn là một bước cờ thông minh và có mục đích khác mà ít ai biết tới: chiếm được Trái tim Thung lũng Silicon.
Satya Nadella là một trong những người lãnh đạo đã vực dậy hãng Microsoft, trong đó việc tuyển dụng được ông Reid Hoffman là một trong những điểm nổi bật nhất.
Sáu tháng kể từ ngày Microsoft chi 26 tỉ đô la để mua lại LinkedIn, danh tiếng của ông lớn công nghệ đã thăng hạng đáng kể.
Đặc biệt hơn, Microsoft vừa tuyên bố rằng đã chiêu mộ được ông chủ LinkedIn là Reid Hoffman vào đội ngũ nhân viên của họ, đây mới chính là mục đích của Satya Nadella khi mua lại LinkedIn.
LinkedIn CEO Jeff Weiner, Microsoft CEO Satya Nadella, và nhà sáng lập LinkedIn Reid Hoffman.
Việc chuyển mình của Microsoft sau khi mua lại LinkedIn là không thể phủ nhận. Kể từ lúc Satya Nadella bước vào Microsoft, hãng này đã có môi trường làm việc lý tưởng hơn cho người lao động. 6 tháng trước khi Satya Nadella làm việc cho Microsoft )tháng 2 năm 2014), công ty này đã có một quý kinh doanh thua lỗ. Steve Ballmer, người lãnh đạo Microsoft lúc đó đã thông báo sẽ nghỉ việc, tuy nhiên trước đó Steve đã có một phi vụ thua lỗ khi đầu tư mạnh vào mảng smartphone Nokia. Sai lầm này đã khiến Microsoft tiêu tốn hơn 7,9 tỷ đô la, hãng đã thu lỗ một số tiền bằng cả doanh thu quý cuối năm 2015.
Microsoft khi ấy đã ở trong một vị thế khó khăn khi chỉ ở bậc trung của vùng đất dành cho những sáng tạo công nghệ - Innovator Dilemma. Hãng đã không có một tầm nhìn xa đúng đắn, mà chỉ tập trung đầu tư vào những sản phẩm phổ biến lúc bấy giờ.
Ngoài việc kinh doanh tụt dốc, Microsoft còn mang khá nhiều điều tiếng xấu ở “làng” công nghệ Silion Valley. Nơi mà những người đối đầu lẫn nhau lại chính là những đối tác triển vọng nhất. Microsoft khi ấy không là nơi mà định hướng hợp tác được đề cao như các công ty khác. Thậm chí, họ còn xem nhẹ những công ty khởi nghiệp, hay tầm trung ở đây. Trong một cuộc trò chuyện với Marc Andreessen tại tháng 10 năm 2014, nhà đầu tư Peter Thiel đã gọi Microsoft là một công ty chống đối những tiến bộ công nghệ.
Trong một bài phân tích khác, báo Nafella đã dẫn lời nhà tâm lý học Friedrich Nietzsche rằng Microsoft bây giờ phải rất can đảm khi đối mặt với hiện tại. Ba năm sau, Microsoft đã chứng tỏ sự quyết tâm của mình khi hãng đã được thành công trở lại. Hãng đã liên tục đạt mức lợi nhuận đề ra trong quý tư,vào tháng 1 thậm chí doanh thu còn tăng vượt trội từ mảng lưu trữ đám mây. Công cụ tìm kiếm Bing đã nằm thứ năm trong danh sách những công cụ phổ biến nhất. Microsoft mới đây đã lập một bộ phận mới nhằm phát triển dịch vụ khách hàng ở mảng lưu trữ đám mấy. Ông lớn còn chịu chơi chi hẳn 35 tỉ đô la cho mảng nghiên cứu và phát triển. Hãng sẽ tập trung nghiên cứu về thiết bị headset, HoloLens và xa hơn nữa là thiết lập một công ty trực thuộc sẽ phụ trách việc đưa các sáng kiến mới thành sản phẩm trên thị trường.
Để Microsoft thành công hơn nữa, Nadella phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Trong đó, ông phải thay đổi tính ù lì, chậm tiến và không chịu thay đổi tại Microsoft bấy giờ là việc quan trọng nhất. Để giải quyết, ông đã cho tổ chức một cuộc thi ở các lĩnh vực kỹ sư, thiết kế và giám đốc sản phẩm. Với nhiều ưu đãi và phúc lợi cho nhân viên, Microsoft đã thu hút được một lượng lớn nhân tài về đầu quân cho mình tại thung lũng Silicon.
Nadella đã chứng minh được khả năng của mình khi mối quan hệ giữa công ty và các nhân viên, đối tác, cũng như nhà đầu tư tại trụ sở Redmond ngày càng trở nên tốt đẹp. Đặc biệt đối với những cộng đồng mở và chia sẻ, Microsoft còn gây ấn tượng mạnh cho các kỹ sư ở đây đến nỗi họ phải thốt lên rằng Microsoft đã chia sẻ mã nguồn mở giá trị nhất của hãng cho cộng đồng. Nadella cũng đã nghiên cứu kỹ về những người sáng lập của các công ty start-up mà người lãnh đạo trước ở Microsoft bỏ qua.
Thậm chí, ông thân thiện và cởi mở khi giao tiếp, trò chuyện hoặc làm việc với những CEO của các start-up ở các bang khác. Vì thế, số lượng nhân viên tại Microsoft không có nguồn gốc từ thung lũng Silicon ngày càng xuất hiện nhiều ở hãng.
Chân dung ông Reid Hoffman
Nhà thành lập hiệp hội hỗ trợ các công ty start-up, Reid Hoffman với kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc và hợp tác cùng các công ty khởi nghiệp. Ông khởi đầu bằng một website social mang tên socialnet.com vào năm 1997 – khi Mark Zuckerberg vẫn đang ngồi ghế trung học. Ông đã gặp Mark lúc nhà sáng lập Facebook vừa nghỉ harvard, và đã hào phóng đầu tư cho cậu sinh viên này 500.000 đô để có thể triển khai dự án. Ông cũng là nhà đồng sáng lập PayPal, và hỗ trợ cho website tuyển dụng LinkedIn. Vào năm 2010, ông tiếp tục đầu tư vào Greylock, Groupon, Dropbox, Pandora, Tumblr, Shopkick và Airbnb. Danh sách các công ty khởi nghiệp mà ông tham gia tư vấn và hỗ trợ vẫn còn rất dài.
Hoffman khi đó được xem là mạch máu chính cho sự phát triển của thung lũng công nghệ Silicon. Chỉ với một vài phút trò chuyện qua điện thoại, ông có thể đánh giá được sự hiểu biết của một ứng viên công nghệ. Ông cũng biết những người mới nào phù hợp cho các công ty công nghệ tại đây. Những người khởi nghiệp trẻ luôn cảm thấy dễ chịu và thân thiết khi nói chuyện cũng như làm việc cùng ông. Hoffman từng chia sẻ với Peter Thiel rằng ý nghĩa cuộc đời là làm việc chung với các mối quan hệ xã hội xung quanh ta.
Hoffman và Nadella đã từng có một buổi gặp mặt sau khi Nadella được đề cử làm giám đốc Microsoft. Nadella chia sẻ ông đã trò chuyện với Hoffman như thể Hoffman là một lãnh đạo ở thung lũng Silicon. Hoffman đã tâm sự ông đã đối xử với Nadella như với một giám đốc của một công ty có sức ảnh hưởng lớn tới ngành công nghệ, hiện dự án.
Với vai trò là những thành viên đầy kinh nghiệm, Hoffman sẽ là người đại sứ thân thiên của Microsoft. Trong một công ty công nghệ cứng nhắc và có phần kiêu ngạo, Hoffman đã thay mặt công ty tạo những thiện cảm tốt cho các đối tác và các nhân viên.
Trong kinh doanh, thì danh tiếng là một điều rất cần thiết. Như người sáng lập Uber từng chia sẻ, danh tiếng là thứ mà công ty vẫn còn lại khi những thứ khác đã mất đi. Chính vì thế, mà việc Hoffman gia nhập Microsoft, khả năng tiếng lành đồn xa là rất lớn cho hãng.
Theo Backchannel
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4