Hôm nay là Ngày số Pi - Và đây là những sự thật kỳ lạ nhất về con số đặc biệt này

    Bảo Nam,  

    Vào ngày 14 tháng 3, cộng đồng mọt sách ở khắp mọi nơi sẽ kỷ niệm Ngày số Pi, và có những lý do tại sao bạn cũng nên làm như vậy.

    Vào ngày 14 tháng 3, tức hôm nay, chính là Ngày số Pi, một ngày lễ để "kỷ niệm tỷ lệ phi lý, siêu việt và không bao giờ kết thúc giúp mô tả các vòng tròn ở mọi kích cỡ".

    Pi (ký hiệu: π) là tỷ số giữa chu vi hình tròn với đường kính của nó. Con số này thường được rút gọn đơn gian bằng 3,14, bất kể kích thước của hình tròn. Và 3,14 là con số trùng với ngày 14 tháng 3.

    Ngày số Pi đầu tiên được tuyên bố vào năm 1988 bởi Larry Shaw, một nhân viên của bảo tàng khoa học, công nghệ và nghệ thuật Exploratorium ở San Francisco, California, Mỹ. Kể từ đó, Ngày số Pi đã được Quốc hội Mỹ công nhận, cũng như Đại hội đồng lần thứ 40 của UNESCO đã chỉ định ngày 14 tháng 3 là “Ngày Quốc tế Toán học” vào năm 2019. Ngày lễ này thường được tổ chức bằng cách... đi bộ trong vòng tròn, hoặc ăn bánh và các loại thực phẩm hình tròn khác.

    Hôm nay là Ngày số Pi - Và đây là những sự thật kỳ lạ nhất về con số đặc biệt này - Ảnh 1.

    Sự thật thú vị về số Pi và Ngày số Pi

    Chúng ta thường tính số Pi với các số gần đúng như 3,14 hoặc 3,14159, nhưng chuỗi số ở bên phải của dấu thập phân của nó thực sự kéo dài vô hạn. Chúng ta không viết hết chúng ra vì chúng không có điểm dừng. Pi là một số vô tỉ, không bao giờ kết thúc và chuỗi số đó không bao giờ bị lặp lại.

    Mặc dù số Pi kéo dài vô tận, nhưng trong điều kiện thực tế, chúng ta thực sự chỉ cần một vài chữ số sau dấu thập phân để thực hiện các phép đo chính xác. NASA chỉ sử dụng 15 hoặc 16 chữ số để tính toán cho chương trình không gian của họ, và như chúng ta thấy là nó đã khá đủ chính xác.

    Nếu bạn tính chu vi của một vòng tròn có kích thước bằng toàn bộ vũ trụ đã biết, với độ chính xác bằng kích thước đường kính của một nguyên tử hydro, bạn cũng chỉ cần 39 hoặc 40 chữ số của số Pi.

    Trước khi có máy tính, việc tính toán các chữ số của Pi rất khó và tốn nhiều thời gian. Năm 480, Zu Chongzhi (Tổ Xung Chi) - nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - đã tính toán ra 7 chữ số đầu tiên của số Pi. Hơn một trăm năm sau, Adriaan van Roomen đã làm cho nó có tới 20 chữ số.

    Bắt đầu từ năm 1853, nhà toán học người Anh William Shanks đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề này. 20 năm sau, ông đã tính số Pi đến 707 chữ số thập phân. Nhưng Shanks đã nhầm ở chữ số thứ 527, nên tất cả các chữ số sau đó đều sai.

    Con số chính xác nhất của số Pi cho tới hiện tại là bao gồm 62,8 nghìn tỷ chữ số thập phân. Và nó được thực hiện bởi một siêu máy tính, thứ đã mất 108 ngày để chạy các phép tính.

    Rajveer Meena (Ấn Độ) là người giữ kỷ lục thế giới về việc ghi nhớ nhiều chữ số thập phân nhất của số Pi. Ông đã nhớ lại chính xác 70.000 chữ số thập phân trong hơn 10 giờ.

    Ngày "Super Pi" được tổ chức vào ngày 14 tháng 3 năm 2015, vì ngày đó là 3/14/15, có thêm hai chữ số nữa của số Pi. Và khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày hôm đó là vài phút trước 9h30 sáng và tối, là khi 10 chữ số đầu tiên của số Pi được thể hiện: 3/14/15 9:26:53.

    Có một "phong cách viết" dựa trên số Pi, tên là "Pilish", tức là độ dài của các từ liên tiếp sẽ đại diện cho các chữ số của số Pi. Nếu bạn đếm số chữ cái trong mỗi từ trong câu này: "How I need a drink, alcoholic in nature, after the heavy lectures involving quantum mechanics!” (Tạm dịch: Làm thế nào tôi cần một thức uống, bản chất là rượu, sau những bài giảng nặng nề liên quan đến cơ học lượng tử!), thì đó là 3,14159265358979. Có một cuốn sách tên là Not a Wake, được viết hoàn toàn bằng Pilish.

    Một số nhà toán học cho rằng nhân loại nên kỷ niệm thêm Ngày số Tau thay vì Ngày số Pi. Họ cho rằng tau (τ), bằng hai lần Pi (π), là hằng số đường tròn tốt hơn. Ngày Tau được tổ chức vào ngày 28 tháng 6.

    Pi trên thực tế được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp “p”, chứ không bắt nguồn từ một cái tên cao siêu nào cả.

    Và nếu bạn viết ngược ba chữ số đầu tiên của số Pi (3,14), thì nó sẽ giống như “PIE”, cách gọi một loại bánh nướng hình tròn.

    Tham khảo Lifehacker

    https://genk.vn/hom-nay-la-ngay-so-pi-va-day-la-nhung-su-that-ky-la-nhat-ve-con-so-dac-biet-nay-2022031412005066.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ