Hơn 2000 năm trước, dù chưa có vệ tinh không gian, một người Hy Lạp đã biết Trái Đất hình tròn và tính được cả chu vi
Vào thế kỷ thứ 20, chúng ta mới phóng vệ tinh lên không gian để xác định chu vi Trái Đất, nhưng 2000 năm trước, một người đàn ông Hy Lạp đã làm được điều đó.
Vào giữa thế kỷ 20, chúng ta bắt đầu phóng vệ tinh vào không gian để giúp xác định chính xác chu vi của Trái đất: 40.030 km. Nhưng hơn 2000 năm trước đó, một người đàn ông ở Hy Lạp cổ đại đã tìm ra con số gần giống hệt chỉ bằng một cây gậy và bộ não của mình.
Người Hy Lạp 2000 năm trước đã biết Trái Đất có hình cầu như thế nào
Người đàn ông đó là Eratosthenes. Một nhà toán học người Hy Lạp và là người đứng đầu thư viện tại Alexandria. Ông cũng là người làm ra bảng sàng mang tên mình - sàng Eratosthenes - để lọc ra các số nguyên tố nhỏ hơn 100.
Eratosthenes (276 BC - 194 BC)
Eratosthenes đã nghe nói rằng ở Syene (nay là Aswan, Ai Cập), một thành phố phía nam Alexandria, không có cái bóng nào đổ xuống vào buổi trưa ngày hạ chí và mặt trời thì chiếu thẳng trên đầu. Ông tự hỏi liệu điều này có đúng ở Alexandria không.
Để thí nghiệm, vào ngày 21 tháng 6, ông cắm một cây gậy thẳng xuống đất và chờ xem buổi trưa có bóng từ cây gậy xuất hiện hay không. Hóa ra là có, và ông đo được cái bóng tạo ra một góc khoảng 7,2 độ.
Nếu các tia sáng mặt trời chiếu tới ở cùng một góc vào cùng một thời điểm trong ngày và một cây gậy ở Alexandria đổ bóng trong khi một cây gậy ở Syene thì không, có nghĩa là bề mặt Trái đất bị cong. Và Eratosthenes có lẽ đã biết điều đó.
Ý tưởng Trái đất có hình cầu đã được Pythagoras đưa ra vào khoảng năm 500 trước Công nguyên và được Aristotle xác thực vài thế kỷ sau đó. Nếu Trái đất thực sự là một hình cầu, Eratosthenes có thể sử dụng các quan sát của mình để ước tính chu vi của toàn bộ hành tinh.
Vì sự khác biệt về độ dài bóng tối ở Alexandria và Syene là 7,2 độ, điều đó có nghĩa là hai thành phố này cách nhau 7,2 độ trên bề mặt 360 độ của Trái đất. Eratosthenes đã thuê một người đàn ông để đo khoảng cách giữa hai thành phố và biết được chúng cách nhau 5.000 stadia, tức là khoảng 800 km.
Sau đó, ông có thể sử dụng các tỷ lệ đơn giản để tìm chu vi Trái đất - 7,2 độ là 1/50 của 360 độ, do đó 800 nhân 50 tương đương với 40.000 km.
Nếu bạn google "chu vi Trái đất" thì bạn sẽ thấy con số này là 40.075 km. Đó là vì Trái đất hơi lệch, vì vậy chu vi của nó từ cực Bắc xuống cực Nam là 40.008 km và chu vi xung quanh xích đạo là 40.075 km. Nếu nó là một quả cầu hoàn hảo, chu vi của nó sẽ là 40.030 km.
Và chỉ như thế, một người Hy Lạp cách đây 2200 năm đã tìm ra chu vi của toàn bộ hành tinh của chúng ta chỉ bằng một cây gậy và bộ não của mình, dù chỉ sai lệch một chút.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời