Vingroup tuyên bố VinFast sẽ ra 10 mẫu ô tô, xe máy, cả xe điện lẫn xe xăng đến năm 2020. Còn Vinsmart sẽ cho ra mắt tới 12 dòng điện thoại trong năm 2019, chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất điện thoại với công suất 100 triệu máy/năm, gấp 10 lần công suất của nhà máy sản xuất smartphone của LG tại Việt Nam.
- Phó Chủ tịch Vingroup: VinSmart đang khởi công nhà máy điện thoại 100 triệu máy/năm, hợp tác với đối tác Mỹ để sản xuất điện thoại 5G
- Cuộc chơi mới của các công ty công nghệ: Vingroup, Viettel, FPT đồng loạt "chuyển mình"
- Vingroup rót 1.000 tỷ đồng thành lập công ty VinBus vận tải hành khách bằng xe buýt điện
- Tiến sĩ người Việt từ Google về làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Vingroup
- Rò rỉ bí mật đằng sau “Đại đô thị thông minh” đầu tiên của Vingroup
Cuối tháng 8/2018, từ một tập đoàn có tiếng trong lĩnh vực bất động sản, Vingroup tuyên bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ. Đến nay đã hơn 8 tháng, Vingroup đã làm được những gì?
Tại "Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam", bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch VinFast chia sẻ, Vingroup đã có một số bước tiến đáng kể trong việc phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ trong hầu hết các mảng hoạt động của Tập đoàn.
Cụ thể, tập đoàn này đã tiếp cận vào lĩnh vực công nghệ bằng 4 hướng:
Một là, lập bộ phận nghiên cứu, đầu tư công nghệ mới, có tính ứng dụng cao và áp dụng luôn vào sản phẩm của mình. Vingroup thành lập khối Công nghệ với nòng cốt là công ty VinTech, Vinfast và Vinsmart cùng nhiều công ty con và viện nghiên cứu như Vin Brain, Vin Software, Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn, Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo, các Viện nghiên cứu thiết kế ô tô, xe máy điện, Viện nghiên cứu thiết kế pin, Viện nghiên cứu thiết kế đô thị thông minh...
Hai là, hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới để học hỏi và tiếp cận công nghệ lõi và rút ngắn thời gian: Vingroup xác định cần tiếp xúc đỉnh cao ngay từ đầu, từ những công nghệ mới nhất và hợp tác với những đối tác mạnh nhất.
"Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, chúng tôi đang đứng đầu chuỗi giá trị, với sự hợp tác của các đối tác bao gồm MW, General Motors, Magna Steyrs, AVL, Pininfarina, Siemens, Bosch".
"Trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất điện thoại và các thiết bị điện tử thông minh, chúng tôi hợp tác với Qualcomm, Google, Mediatek, BQ,... Đó đều các đối tác hàng đầu trong ngành, mang tới cho Vingroup những kinh nghiệm quý và công nghệ mới nhất để áp dụng trực tiếp vào sản xuất", nữ tướng của Vingroup cho biết.
Ba là, góp sức đào tạo nhân lực tinh hoa và thu hút nhân tài công nghệ về làm việc: Vingroup đã hợp tác với hơn 50 trường Đại học trong nước, cấp học bổng đào tạo nhân tài ngành CNTT, đào tạo tinh hoa thông qua ĐH VinUni. Song song, Vingroup tạo điều kiện tốt nhất để thu hút nguồn chất xám Việt và thế giới.
"Đã có hàng chục giáo sư tiến sĩ Việt kiều nổi tiếng trong giới công nghệ thế giới đang làm việc tại Vingroup. Chúng tôi cũng đã tuyển dụng được nhiều chuyên gia cao cấp nước ngoài về Việt Nam làm việc. Hệ thống nhân sự cao cấp này cũng chính là một kênh quan trọng để tiếp cận xu hướng công nghệ mới nhất và network của những người làm công nghệ trên thế giới", bà Thủy chia sẻ.
Bốn là, mở rộng mạng lưới tại các nước có công nghệ phát triển giúp Vingroup dễ dàng tiếp cận và tận dụng lợi thế công nghệ của các quốc gia đi trước. Chúng tôi đã và đang triển khai việc này với kế hoạch thành lập Mạng lưới nghiên cứu VinTech toàn cầu tại các nước mạnh về sáng tạo công nghệ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức...
Với cách tiếp cận từ nhiều hướng như trên, bà Thủy cho biết chỉ trong một thời gian ngắn, Vinfast đã làm chủ được các công nghệ phức tạp trong sx ô tô và đưa 3 mẫu ô tô cũng như 2 mẫu xe máy điện ra thị trường. Từ giờ đến cuối năm 2020, Vinfast sẽ tiếp tục đưa ra thị trường hơn 10 mẫu xe ô tô và xe máy (cả điện và xăng) nữa, tất cả đều là do đội ngũ kỹ sư của Vinfast tự dẫn dắt thiết kế.
Vinsmart cũng chỉ sau chưa đầy nửa năm vừa thiết kế sản phẩm, vừa xây dựng nhà máy mà đến cuối 2018 đã đưa ra thị trường 4 mẫu điện thoại độc đáo, dự kiến năm 2019 sẽ đưa ra thị trường thêm 12 mẫu điện thoại.
"Thậm chí Vinsmart đã chủ động thiết kế được hệ điều hành riêng. Hiện tại Vinsmart đang chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất điện thoại với công suất 100 triệu máy/năm và sẽ lắp đặt máy móc giai đoạn đầu cho 30 triệu máy/năm", bà Thủy nói.
Đây là mức công suất khá lớn, gấp 10 lần công suất nhà máy sản xuất smartphone của LG đặt tại Việt Nam. Theo TTXVN đặt tại Seoul, LG đã quyết định chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh ở thành phố Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc đến "cụm nhà máy LG" ở thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Nhà máy điện thoại thông minh ở Hải Phòng được LG hoàn công vào năm 2014. Với sự điều chỉnh lần này, công suất của nhà máy Hải Phòng sẽ được nâng lên thành 11 triệu sản phẩm/năm.
Ngoài điện thoại thì Vinsmart còn sắp cho ra đời máy tính bảng và đang nghiên cứu sản xuất điều hoà, TV, tủ lạnh, các thiết bị IoT, camera và đang hợp tác với đối tác Mỹ để sản xuất điện thoại 5G.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android