'Hộp đen' về OpenAI: Lấy danh startup, huy động vốn, được định giá 86 tỷ USD nhưng lại đăng ký là tổ chức phi lợi nhuận, báo cáo doanh thu… hơn 1 tỷ đồng trong năm 2022
Đến giáo sư tài chính cũng cho rằng chưa từng thấy mô hình nào như OpenAI trong thế giới phi lợi nhuận.
- Những người bị smartphone "bỏ lại phía sau" tại đất nước có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới
- Vì sao lốp không hơi là công nghệ mang tính đột phá nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng trên xe hơi?
- Apple chính thức ra mắt tính năng quay Video Không gian trên iPhone 15 Pro/Pro Max: Mở đường cho Vision Pro năm sau
- Mark Zuckerberg 'vớ bẫm' sau cú hô biến vận mệnh Meta: Thu về 185 triệu USD trong 1 tháng, cả phố Wall quay xe ủng hộ
- Apple đang có một “lỗ hổng” 500 USD trong dải sản phẩm của mình và các hãng Android đang thi nhau lấp đầy chỗ trống
Với thành công vượt bậc của ChatGPT, OpenAI đã được các nhà đầu tư tư nhân định giá ở mức 86 tỷ USD. Ở mức định giá "khủng" như vậy, chắc chắn nhiều người sẽ tin rằng startup này cũng sẽ đạt được mức doanh thu đáng mơ ước. Tuy nhiên, số doanh thu chính thức mới nhất mà mọi người biết đã khiến nhiều người ngỡ ngàng, một số tiền rất nhỏ: 44.485 USD (hơn 1 tỷ VNĐ) cho năm 2022.
Thông tin này được tiết lộ trong tờ khai 990 của tổ chức phi lợi nhuận gửi tới Sở Thuế vụ, một biểu mẫu phải được điền bởi các tổ chức muốn duy trì trạng thái miễn thuế.
Các tiêu chuẩn liên bang không yêu cầu báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ các tổ chức phi lợi nhuận. Tại bang California, quê hương của OpenAI, công ty này đã có thể tránh gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm 2022 vì doanh thu đã công bố của tổ chức này thấp hơn ngưỡng báo cáo 2 triệu USD. Lần cuối cùng OpenAI nộp đơn cho tiểu bang này là năm 2017, khi doanh thu là 33,2 triệu USD, gấp hơn 700 lần so với báo cáo về con số tương tự của họ vào năm 2022.
Bất chấp tất cả những gì nói về tính cởi mở, tài chính của OpenAI hiện vẫn là một "hộp đen" bí ẩn. Được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2015, OpenAI đã ra mắt cái gọi là thực thể có lợi nhuận giới hạn vào năm 2019, cho phép công ty huy động hàng tỷ USD từ nguồn tài trợ bên ngoài và đạt được các đặc tính của một công ty khởi nghiệp công nghệ, chẳng hạn như khả năng trao vốn cổ phần cho nhân viên. Thực thể có lợi nhuận giới hạn đã tiếp tục phát triển ChatGPT, chatbot gây bão trên toàn thế giới vào cuối năm ngoái và khởi đầu cho sự bùng nổ về AI.
The Information đưa tin vào tháng 8 rằng OpenAI đã tạo ra doanh thu 28 triệu USD vào năm ngoái và có thể sẽ đạt 1 tỷ USD vào năm 2023, phản ánh mức độ phổ biến ngày càng tăng của ChatGPT và các cải tiến đối với các mô hình của OpenAI.
Hồ sơ IRS mới nhất của OpenAI làm tăng thêm sự khó hiểu với động thái vào tháng trước khi hội đồng quản trị của tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan giám sát toàn bộ tổ chức, đột ngột sa thải CEO Sam Altman. Khi ấy, phía hội đồng quản trị giải thích trong một bài đăng trên blog rằng họ "không còn tin tưởng" vào khả năng lãnh đạo của Altman và rằng "chúng tôi tin rằng sự lãnh đạo mới là cần thiết khi chúng tôi tiến về phía trước".
Các tin đồn nhanh chóng xuất hiện rằng hội đồng quản trị tức giận về việc Altman thúc đẩy đưa sản phẩm thương mại ra thị trường bất chấp những lo ngại về an toàn tại một tổ chức phi lợi nhuận được thiết kế "với mục tiêu xây dựng trí tuệ nhân tạo chung an toàn và có lợi vì lợi ích của nhân loại".
Chỉ vài ngày sau, Altman trở lại vị trí lãnh đạo sau khi các nhân viên đe dọa nghỉ việc hàng loạt và các nhà đầu tư lớn đã nỗ lực đảo ngược động thái của hội đồng quản trị. Altman nói trên X rằng "đã thực sự có những hiểu lầm giữa tôi và các thành viên hội đồng quản trị". Đồng thời với việc được phục hồi chức vụ, Helen Toner, Tasha McCauley và người đồng sáng lập Ilya Sutskever đã bị loại khỏi vị trí thành viên hội đồng quản trị.
Sự hỗn loạn đã đặt ra câu hỏi liệu OpenAI có thể hoặc nên tiếp tục dưới sự bảo trợ của một tổ chức phi lợi nhuận hay không?
Thad Calabrese, giáo sư quản lý tài chính công và phi lợi nhuận tại Đại học New York, cho biết tình trạng hiện tại của OpenAI rất khó hiểu và không giống bất cứ điều gì ông từng thấy trong thế giới phi lợi nhuận. Ông cho biết OpenAI có thể từ bỏ tư cách phi lợi nhuận của mình và ông đưa ra ví dụ về Hiệp hội Blue Cross Blue Shield, tổ chức này vào năm 1994 đã cho phép các chương trình bảo hiểm y tế phi lợi nhuận liên quan chuyển sang các tổ chức vì lợi nhuận.
Calabrese nói: "Không thực sự cần thiết phải có tổ chức phi lợi nhuận. Nếu bạn muốn khởi nghiệp, hãy là công ty khởi nghiệp".
Về báo cáo của OpenAI với IRS, ông nói "về cơ bản, bạn không thể thực sự hiểu được toàn diện về các tổ chức này khi không có báo cáo tài chính hợp nhất".
Người phát ngôn của OpenAI đã không trả lời câu hỏi về việc liệu tổ chức này có đang xem xét từ bỏ tư cách phi lợi nhuận của mình hay không. Ông cho biết OpenAI luôn tuân thủ các yêu cầu nộp tài liệu, giấy tờ của bang California.
Mô hình phi lợi nhuận không hoàn toàn xa lạ với ngành công nghệ. Quỹ Mozilla là tổ chức mẹ của Tập đoàn Mozilla, có sản phẩm bao gồm trình duyệt Firefox. Không giống như OpenAI, Mozilla chưa bao giờ huy động tiền từ các nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp, những người mong đợi lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ. Công ty tái đầu tư phần lớn doanh thu của mình vào phát triển sản phẩm và dành một phần cho các chương trình phi lợi nhuận.
Mỗi năm, Quỹ Mozilla đăng một tài liệu 990 cập nhật lên trang web của mình, cùng với báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên kỹ lưỡng hơn. Mark Surman, chủ tịch của Mozilla Foundation cho biết OpenAI cần tìm ra hướng đi mà họ muốn hướng tới.
"Tại thời điểm này, tôi không biết đây có phải là vấn đề giám sát theo quy định hay không. Tôi nghĩ đây là vấn đề về niềm tin của công chúng", Surman nói trong một cuộc phỏng vấn. "Nếu họ muốn được coi là tổ chức công đảm bảo AI phục vụ nhân loại, chúng ta cần minh bạch hơn rất nhiều. Chúng ta cần biết chuyện gì đang xảy ra".
Trong khi đó, một đề nghị cho phép nhân viên OpenAI bán cổ phần của họ sẽ định giá công ty khởi nghiệp ở mức 86 tỷ USD. Công ty đã huy động được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư, chủ yếu là Microsoft, để trả tiền cho các dịch vụ điện toán đám mây và thuê nhân tài cần thiết để phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn cần nhiều vốn.
Đó là một bức tranh rất khác so với hồ sơ 990, cho thấy tổ chức phi lợi nhuận này đã chi 1,3 triệu USD vào năm ngoái, bao gồm khoảng 400.000 USD tiền tài trợ, chủ yếu để tài trợ cho nghiên cứu của Đại học Duke. Hồ sơ cũng đề cập đến 7 thành tựu trong năm 2022, nổi bật nhất là ChatGPT và công cụ DALL-E 2 tạo hình ảnh từ chữ.
Sau sự trở lại của Altman vào tháng trước, OpenAI đã cam kết tăng cường cơ cấu quản trị của mình, mặc dù họ chưa đưa ra những thay đổi cụ thể sắp tới.
Chủ tịch hội đồng quản trị hiện tại và là cựu đồng CEO Salesforce Bret Taylor cho biết trong một tuyên bố hôm thứ sáu rằng: "Hội đồng sẽ tiếp tục thực hiện các bước để tăng cường quản trị doanh nghiệp của OpenAI, xây dựng một hội đồng có trình độ và đa dạng gồm các cá nhân xuất sắc, đồng thời giám sát sứ mệnh quan trọng của OpenAI trong việc đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo nói chung mang lại lợi ích cho toàn nhân loại".
Theo: CNBC
Phương Linh
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín