Trong lịch sử đầy bí ẩn của ngành tình báo, không thiếu những dự án kỳ quặc và táo bạo. Một trong những dự án nổi tiếng nhất - và cũng tai tiếng nhất - là Dự án Acoustic Kitty, hay còn gọi là Mèo nghe lén, được CIA triển khai vào những năm 1960 với mục tiêu biến mèo thành điệp viên bí mật.
- Không quân Mỹ công bố những bức ảnh chính thức đầu tiên về 'siêu máy bay tàng hình' B-21!
- Tesla Cybertruck thường xuyên gặp sự cố, nếu không có chất lượng, sự đổi mới sẽ trở nên vô nghĩa!
- Sau khi Mỹ áp thuế 100% lên xe điện Trung Quốc, ai là người hưởng lợi lớn nhất?
- Albert Einstein có ý gì khi nói 'Mọi thứ đều đã được xác định, cả sự bắt đầu lẫn sự kết thúc'?
- Elon Musk nói gì về sự tồn tại của người ngoài hành tinh và sự sống trong vũ trụ?
Vào những năm 1960, trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, CIA đã thực hiện một trong những dự án kỳ lạ và tốn kém nhất từ trước đến nay – biến những con mèo thành máy ghi âm gián điệp sống. Có tên mã là Acoustic Kitty, mục đích của dự án này là phẫu thuật cấy ghép thiết bị nghe lén vào mèo để chúng có thể nghe lén các cuộc hội thoạn từ quan chức của Liên Xô cũ.
Điều này ban đầu nghe có vẻ khá hợp lý, bởi mèo là những sinh vật nhỏ, nhiều lông, yên tĩnh và có khả năng đi lang thang vào những địa điểm an toàn mà không bị chú ý. Theo đó, các bác sĩ phẫu thuật thú y đã được cử đến để trang bị cho chú mèo đầu tiên một chiếc micro cấy vào ống tai, một máy phát vô tuyến ở đáy hộp sọ và một ăng-ten được dệt kín đáo vào lông dọc theo sống lưng của nó.
Để chuẩn bị cho con mèo thực hiện nhiệm vụ đầu tiên bên ngoài đại sứ quán Liên Xô ở Washington DC, các đặc vụ thậm chí còn thực hiện ca phẫu thuật thứ hai để cấy ghép những thiết bị đặc biệt, giải quyết cơn đói của con mèo, điều có thể khiến nó mất tập trung. Tổng cộng, CIA đã rót khoảng 20 triệu USD vào Dự án Acoustic Kitty.
Nhiệm vụ đầu tiên của dự án này được thực hiện khi con mèo được thả gần một công viên nơi hai quan chức Liên Xô đang họp ngoài trời. Nhưng nó đã thất bại ngay lập tức. Con mèo được sử dụng trong nhiệm vụ này chỉ đi được vài bước trước khi bị một chiếc taxi tông chết.
Tuy nhiên, vào năm 2013, Robert Wallace, cựu giám đốc Văn phòng Dịch vụ Kỹ thuật, đã phản bác điều này, nói rằng dự án đã bị bỏ dở vì việc huấn luyện mèo cư xử "đúng" khi cần thiết tỏ ra quá khó khăn và “thiết bị cấy ghép đã được lấy ra khỏi con mèo; con mèo này sa đó đã được thả ra và sống một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc”.
Trong khi một cựu sĩ quan CIA tuyên bố rằng dự án vẫn tiếp tục một thời gian sau đó, thì hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng Acoustic Kitty đã nhanh chóng bị loại bỏ vì hoàn toàn không thực tế để sử dụng trong thế giới thực. Các yếu tố môi trường như giao thông tỏ ra quá khó kiểm soát, chưa kể đến việc cố gắng điều khiển các chuyển động của một con mèo.
Dự án Acoustic Kitty là minh chứng cho những khó khăn khi sử dụng động vật cho mục đích tình báo. Mặc dù ý tưởng có vẻ sáng tạo, nhưng việc huấn luyện và kiểm soát động vật là vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, việc sử dụng động vật cho hoạt động do thám có thể gây ra nhiều vấn đề về đạo đức.
Khoảng thời gian dài vô lý, kết hợp với ngân sách khổng lồ dành cho một ý tưởng mà nhiều người cho là vô ích ngay từ đầu, đã khiến Acoustic Kitty trở thành một trong những sáng kiến tình báo thời Chiến tranh Lạnh bị châm biếm nhất. Nó gia nhập hàng ngũ các kế hoạch kỳ lạ được ấp ủ của CIA như các thí nghiệm kiểm soát tâm trí hành vi MKULTRA liên quan đến việc cung cấp các loại thuốc như LSD, hay Dự án A119, một kế hoạch tuyệt mật để kích nổ một quả bom hạt nhân trên Mặt Trăng.
Tham khảo: Earthlymission
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"