Hướng dẫn cách tạo máy ảo trên Windows 10 Anniversary bằng tính năng Hyper-V có sẵn
Hãy quên Virtualbox hay VMWare đi, Windows 10 đã có sẵn Hyper-V để bạn tạo máy ảo rồi!
Nếu bạn đang sử dụng Windows 8 hoặc Windows 10 thì chắc bạn đã có nghe nói đến Hyper-V rồi phải không nào? Nếu chưa biết thì Hyper-V là một tính năng được tích hợp sẵn trên Windows với chức năng cho phép người dùng chạy thử các phiên bản hệ điều hành khác trong môi trường ảo hóa. Ban đầu, Hyper-V là một phần trong Windows Server 2008 nhưng sau đó Microosft đã đem nó lên Windows 8 và 10, phiên bản Pro và Enterprise.
Nếu bạn chưa quen với Hyper-V và muốn thử nó, bài viết viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng trên Windows 10 Anniversary. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Kích hoạt tính năng Hyper-V trên Windows 10 Anniversary
Trước khi có thể sử dụng Hyper-V, bạn cần phải kích hoạt nó trước bằng cách nhập từ khóa “Turn” vào ô Cortana và nhấn vào kết quả tương ứng là “Turn Windows features on or off”.
Hộp thoại Windows Features xuất hiện, bạn hãy tìm đến lựa chọn “Hyper-V” và đánh dấu vào nó. Sau đó nhấn “OK”
Windows sẽ tiến hành quá trình kích hoạt tính năng Hyper-V. Có thể sẽ mất chút ít thời gian cho việc kích hoạt này.
Khi đã xong, bạn không cần phải khởi động lại Windows mà vẫn có thể sử dụng ngay Hyper-V trên Windows 10 Anniversary.
Tạo máy ảo bằng Hyper-V trên Windows 10 Anniversary
Bước 1: Để bắt đầu, bạn hãy nhập từ khóa “Hyper” vào Cortana và nhấp vào kết quả “Hyper-V Manager”. Hoặc bạn có thể truy cập vào Control Panel > Administrative Tools và nhấn vào Hyper-V Manager.
Bước 2: Trước khi tạo máy ảo trong Hyper-V Manager, bạn cần phải thiết lập một switch ảo đóng vai trò cổng Ethernet ảo sử dụng card mạng máy tính chủ bằng cách truy cập vào Actions > Virtual Switch Manager. Sau đó đặt loại switch là “External” để nó sử dụng được card mạng NIC và nhấn “Create Virtual Switch”. Và cuối cùng là đặt tên cho switch này và chọn kiểu kết nối mặc định tới card mạng đã cài đặt trên máy tính ở dòng “External network”
Bạn cũng đừng quên đánh dấu vào tùy chọn “Allow management operating system to share this network adapter” và nhấn “OK” để lưu lại.
Bước 3: Từ giao diện chính của Hyper-V Manager, bạn hãy nhấn phải chuột vào tên máy tính của mình và chọn New > Virtual Machine. Hộp thoại khởi tạo xuất hiện, bạn hãy nhấn Next ở lựa chọn đầu tiên.
Bước 4: Tiếp theo bạn hãy tiến hành đặt tên cho máy ảo mới của mình và thiết lập vị trí lưu trữ máy ảo ở phần vùng mình muốn bằng cách đánh dấu vào lựa chọn “Store the virtual machine in a different location” rồi nhấn “Browse…” để chỉ định nơi lưu.
Bước 5: Ở giao diện thiết lập kế tiếp, bạn hãy đánh dấu vào lựa chọn “Generation 2” rồi nhấn “Next”.
Bước 6: Tiếp theo sẽ là phần thiết lập dung lượng RAM cho máy ảo. Ở đây tốt nhất bạn nên điều chỉnh dung lượng RAM cho máy ảo tối thiểu là 2GB (2048MB).
Bước 7: Kế đến là phần thiết lập kết nối, bạn hãy chọn kết nối mà mình đã khởi tạo ở bước 2 trong menu mà Hyper-V đưa ra.
Bước 8: Tiếp theo sẽ là phần thiết lập tên, đường dẫn và dung lượng của ổ đĩa ảo để sử dụng cho máy ảo được tạo.
Bước 9: Ở bước này, bạn sẽ tiến hành thiết lập đường dẫn đến gói tin ISO dùng cho việc cài đặt hệ điều hành trên máy ảo mà bạn đang khởi tạo.
Bước 10: Cuối cùng là phần tổng kết lại các thông tin cấu hình cho máy ảo mà bạn đã thiết lập ở các bước trên. Nếu có phần nào chưa ưng ý, bạn có thể chỉnh sửa ngay. Còn nếu đã hoàn toàn hài lòng với các thiết lập, bạn hãy nhấn vào “Finish” để quá trình khởi tạo được bắt đầu.
Bước 11: Khi đã hoàn thành việc khởi tạo, bạn chỉ việc nhấn phải chuột vào tên máy ảo và chọn “Connect”. Hộp thoại máy ảo sẽ xuất hiện, lúc này bạn hãy nhấn vào biểu tượng nút Power để bắt đầu boot vào hệ thống máy ảo nữa là xong.
Khá đơn giản và tiện lợi phải không? Hi vọng bạn sẽ thích tính năng này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín