IBM hé lộ mạng lưới ứng dụng công nghệ blockchain cho phép thanh toán xuyên biên giới
Đây cũng là lần đầu tiên công nghệ blockchain đặt chân chính thức lên lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức.
Vào thứ Hai vừa qua, IBM đã tiết lộ một mạng lưới blockchain cho thanh toán xuyên biên giới – đây cũng là loại mạng thanh toán quốc tế đầu tiên trên thế giới sử dụng hình thức này.
Jesse Lund, phó chủ tịch của IBM về phát triển thị trường blockchain toàn cầu, cho biết. “Điều này đánh dấu một giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển của việc đưa blockchain doanh nghiệp trở thành hiện thực. Đây là một bước chuyển đổi về khái niệm đang diễn ra. Những gì các loại tiền kỹ thuật số hứa hẹn với chúng ta – hay những mạng lưới như Bitcoin hứa hẹn với chúng ta – đang thực sự trưởng thành và đến với quy mô doanh nghiệp.”
Hiện tại hoạt động thanh toán xuyên biên giới có liên quan đến nhiều loại tiền tệ khác nhau có thể mất vài ngày hoặc thậm chí hàng tuần, và phải qua nhiều trung gian khác nhau. Ngược lại, mạng lưới mới sử dụng công nghệ blockchain của IBM cho phép cung cấp thanh toán bù trừ và các giao dịch thanh toán trên một mạng lưới duy nhất theo thời gian thực.
Mạng lưới hiện nay đã đi vào hoạt động và tạo thuận lợi cho việc giao dịch tiền tệ trong 12 khu vực lãnh thổ thuộc vành đai các đảo Thái Bình Dương, New Zealand, Úc và nước Anh. Theo Lund, trong khi mạng lưới này hỗ trợ các giao dịch trực tuyến, chúng được thực hiện trong một môi trường kiểm soát rất chặt chẽ. IBM sẽ hợp tác với một trong những đối tác của mình, công ty cung cấp dịch vụ tài chính trong khu vực KlickEx Group, để đánh giá các đặc tính và khả năng mở rộng của mạng lưới và mở rộng phạm vi một cách hợp lý.
Robert Bell, nhà sáng lập KlickEx Group, cho biết trong tuyên bố của mình. “Đây là lần đầu tiên ai đó tạo ra mạng lưới blockchain với quy mô tổ chức có tính khả thi.”
Để khởi chạy mạng lưới này, IBM hợp tác với KlickEx Group, cũng như Stellar.org, một tổ chức phi lợi nhuận đang hỗ trợ một mạng lưới blockchain mã nguồn mở dành cho các dịch vụ tài chính.
IBM sẽ cung cấp một hệ thống hiệu suất cao để chuyển tiền. Mỗi khoản thanh toán sẽ là bất biến khi được ghi nhận, và các hướng dẫn thanh toán sẽ được cung cấp thông qua các hợp đồng thông minh trên Hyperledger Fabric. Ban đầu, Stellar.org sẽ cung cấp mạng lưới để tạo thuận lợi cho các giao dịch thanh toán trên Hyperledger.
Lý do mạng thanh toán này ra mắt trong khu vực Thái Bình Dương là vì khối lượng giao dịch tương đối thấp ở đây. Theo ông Lund, điều này có nghĩa rủi ro sẽ thấp hơn. Việc khởi chạy ban đầu sẽ mang lại cho IBM và các đối tác của mình cách thức để phát triển một mô hình thương mại và quản trị có tính đến các quy định cho ngành công nghiệp ngân hàng ở mỗi khu vực.
IBM sẽ hợp tác với các nhà quản lý và Promontory, một hãng tư vấn quy định tài chính do IBM sở hữu, để mở rộng mạng lưới này. IBM cũng sẽ triệu tập một nhóm các tổ chức ngân hàng hàng đầu để tư vấn về việc làm thế nào đưa mạng lưới này vào các khu vực pháp lý mới. Những hãng này bao gồm Ngân hàng Quốc gia Úc, Tập đoàn Ngân hàng Thương Mại Rizal Philippines, Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui, TD Bank và công ty tài chính Wizdraw (Hong Kong) thuộc WorldCom Finance.
Ông Lund cho biết thêm. “Những gì bạn đang thấy là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển của công nghệ blockchain doanh nghiệp trở nên khả thi và và có thể được chấp nhận trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.”
Trong khi vẫn còn một số yếu tố có thể tác động đến việc chấp nhận công nghệ blockchain trong lĩnh vực ngân hàng, ông Lund dự đoán rằng “một bước chuyển đổi mạnh mẽ trong cấu trúc của hạ tầng thanh toán” sẽ diễn ra trong vòng 5 năm nữa.
Ông nói. “Nhìn chung, bạn sẽ thấy một loạt các giải pháp thanh toán quốc tế mới sẽ xuất hiện trên thị trường.”
Theo ZDNet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"