iMac Pro có thể trang bị vi xử lý nền tảng dành cho máy trạm “Purley” và tích hợp chip phụ ARM
Blog Pike’s Universum đã phát hiện ra những điều thú vị của iMac Pro nhờ nghiên cứu phiên bản macOS High Sierra beta.
Đầu tháng này, Apple đã giới thiệu chiếc iMac Pro cấu hình mạnh mẽ của một chiếc máy trạm với bộ vi xử lý 18 nhân Intel Xeon, đồ họa hàng đầu Radeon Pro, bộ nhớ SSD lên đến 4TB và 128GB ECC RAM.
Táo khuyết không nói rõ về bộ vi xử lý trên iMac Pro, nhưng theo nguồn tin của blog Pike’s Universum thì nó có thể được xây dựng trên sức mạnh của dòng CPU Skylake-EX và Skylake-EP dành cho máy trạm thế hệ tiếp theo của Intel. Tất cả dựa trên nền tảng có tên mã “Purley”.
iMac Pro sẽ sử dụng socket LGA3647 cao cấp dạng server chứ không phải socket LGA2066 cao cấp của máy tính bàn. Blog này phát hiện ra thông tin từ các file firmware trong phiên bản macOS High Sierra beta dành cho các nhà phát triển.
Nếu đây là sự thực thì iMac Pro sẽ được trang bị vi xử lý máy trạm Xeon thay vì Core-X thuộc dòng Skylake và Kaby Lake vốn vẫn dùng socket LGA2066.
Ngoài ra, iMac Pro còn đi kèm hệ thống Secure Enclave tích hợp vi xử lý phụ trợ ARM giống như MacBook Pro với Touch Bar để tăng cường tính bảo mật. Điều này như bước đi mở đường cho Touch ID trên iMac Pro, nhưng Apple tuyệt nhiên không đề cập tới tính năng này khi giới thiệu máy tính.
Pike's Universum từng tiết lộ thông số kỹ thuật iMac Pro hồi tháng 4, tức khoảng 2 tháng trước khi mẫu máy tính này ra mắt gồm vi xử lý Xenon, ECC RAM, bộ nhớ SSD nhanh hơn, tùy chọn đồ họa AMD và các cổng Thunderbolt 3. Tuy nhiên, một vài thông tin lại không chính xác.
Apple cho biết iMac Pro sẽ lên kệ vào tháng 12 với giá khởi điểm 4.999 USD tại Mỹ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"