"Inception" trong đời thực: Thành tựu đột phá trong công nghệ "tẩy não" của giới khoa học

    NPQM,  

    Ứng dụng công nghệ liên quan đến não bộ con người đến từ một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản sẽ khiến bạn tin vào viễn cảnh hoàn toàn có cơ sở trong bộ phim ăn khách Inception của tài tử Leonardo DiCaprio.

    Các nhà khoa học đến từ xứ sở Mặt Trời mọc đã phát triển thành công phương pháp truyền tải những ký ức, cảnh tượng vào bộ não con người theo ý muốn, thậm chí có thể bóp méo sự thật cũng như mọi suy nghĩ, nhận thức về thế giới xung quanh mà họ từng trỉa qua.

    Miêu tả rõ hơn về công nghệ đột phá này trên Current Biology, nhóm nghiên cứu trên chia sẻ rằng thực ra họ không hề chủ động dàn xếp, can thiệp trực tiếp vào suy nghĩ của đối tượng, mà thay vào đó họ sẽ khiến cho những chủ thể ấy tự thay đổi quan điểm và năng lực tiếp thu của mình trong tình trạng vô thức.

    Phát biểu trước Statnews, lãnh đạo dự án trên - Takeo Watanabe - đã nhận định phương thức “tẩy não” này có thể được áp dụng hiệu quả trong quá trình điều trị các hội chứng rối loạn nhận thức như suy nhược thần kinh và tự kỉ. Bằng việc xúc tác, kích thích họ trong việc gắn kết và lấy lại quyền kiểm soát não bộ của mình, ông hy vọng đây sẽ là phát minh đóng vai trò tối quan trọng trong công cuộc đẩy lùi tác động tiêu cực của những căn bệnh thần kinh đang khiến giới y học mất ăn mất ngủ.

    Nhòm nghiên cứu cũng mới chỉ bước những bước chân đầu tiên trên một chặng đường còn nhiều gian nan, nhưng họ đã thu được thành quả đáng tự hào và khích lệ khi hiện tại đã có thể “cấy” những viễn cảnh được kiểm soát và chuyển biến vào trong suy nghĩ của chủ thể, khiến họ nhìn những đường kẻ màu đen trở thành màu đỏ. Để thực hiện được điều này, họ đã yêu cầu những thành viên tham gia thử nghiệm tập trung nhìn vào những đường cố định, sau đó kết nối họ với một hệ thống cộng hưởng từ chức năng (fMRI) có tác dụng ghi lại những diễn biến xảy ra với não bộ.

    Các đối tượng không hề được yêu cầu gì liên quan đến việc phải nhìn ra màu đỏ trong suốt quá trình tiến hành thử nghiệm. Thay vào đó, họ chỉ được hướng dẫn làm theo chỉ thị rằng “hãy điều hòa bộ não” để rồi sau đó có thể hình dung ra và thấy được một hình tròn xám đặc, hiện lên càng lớn càng tốt.

    Trong khi đó, máy fMRI sẽ theo dõi và thu thập dữ liệu gắn liền với hai vùng phụ trách chức năng thị giác của não bộ, giúp cho các nhà khoa học có thể tận dụng thông tin đó để điều khiển suy nghĩ liên quan đến hình tròn xám trên. Nói cách khác, những ai có biểu đồ cộng hưởng từ não tương tự như phản ứng khi họ nhìn thấy màu đỏ sẽ cho ra hình tròn to hơn, từ đó dẫn đến việc khiến họ tin rằng mình đang đi đúng hướng và thật sự nhận thức đúng về bối cảnh xung quanh liên quan đến kích thước của hình tròn.

    Như đã đề cập, không một ai được chỉ dẫn cách thức cụ thể trong việc điều chỉnh hoạt động của bộ não, vì vậy mỗi người có một cách vận hành suy nghĩ riêng khi tham gia cuộc thử nghiệm. Đặc biệt hơn, khi được điều tra sau quá trình đó, không một ai nói rằng họ đã nhìn thấy màu đỏ. Tuy nhiên, sau khi tiếp tục tham gia thêm 500 lần đo dữ liệu nữa trong 3 ngày liên tiếp, họ đã dần dần hiểu ra bản chất của vấn đề rằng họ luôn “nhìn thấy màu đỏ” cho dù có cố gắng suy nghĩ khác đi thế nào chăng nữa khi tập trung vào đường kẻ màu đen.

    Tựu chung lại, họ đã tự “huyễn hoặc” bản thân trong vô thức khi trải qua những biến đổi của não bộ gắn kèm với hình ảnh đường kẻ trên. Ngoài ra, sau khi hoàn thành quá trình tiếp nhận suy nghĩ này, những thành viên ấy đã được xem lại một số mẫu đường kẻ của nhiều màu và sau đó sẽ xác nhận lại mình thấy những màu nào. Thật bất ngờ, những người có kết quả khả quan nhất trong cuộc thử nghiệm có xu hướng cho rằng đó là đường màu đỏ, kể cả khi trong thâm tâm họ không hề hay biết. Sửng sốt hơn nữa, hiệu ứng này còn kéo dài đến 5 tháng sau đó, theo như thông tin họ tiến hành điều tra và thu thập.

    Tất nhiên vẫn còn đầy rẫy những thử thách gian nan cùng một quãng đường dài nữa trước khi loại hình “thao túng nhận thức” này thực sự được áp dụng vào thực tế rộng rãi, giúp đỡ nhiều người còn đang mắc phải những căn bệnh thần kinh mà phải rất khó khăn mới có thể chữa trị triệt để. Vì vậy, hãy hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn nữa, khi mà trình độ khoa học đã phát triển vượt bậc và đủ tiên tiến để hiện thực hóa những ước mơ cao cả của nhân loại.

    Tham khảo: Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ