Intel chốt lịch ra mắt chip Core Ultra 'Hồ sao băng' mới nhất, riêng người dùng PC vẫn sẽ phải dùng lại chip đời cũ
Với việc giới thiệu Meteor Lake, Intel đang thoát khỏi thiết kế chip nguyên khối thông thường dành cho phân khúc khách hàng phổ thông
- Intel công bố bước đột phá với chất nền thủy tinh, mở ra kỷ nguyên mới trong sản xuất chip
- Hóa ra cách thức SMIC sản xuất chip 7nm cho Huawei không hề bí ẩn, Intel và TSMC đều đã làm được từ lâu
- Tích hợp sẵn RAM DDR5 trên CPU cho laptop, Intel giờ mới 'học theo' điều Apple từng làm với chip M1 từ 3 năm trước
Sau hàng loạt đồn đoán, dòng chip mang tên mã "Meteor Lake" (tạm dịch: Hồ sao băng) của Intel sẽ chính thức ra mắt trên thị trường vào ngày 14/12 tới đây. Thay vì sử dụng tên gọi "Core i" quen thuộc, dòng CPU mới này sẽ sử dụng cái tên "Core Ultra" như một phần trong kế hoạch thay đổi thương hiệu mới của Intel. Đây cũng là dòng CPU dạng tấm (CPU được ghép thành từ các tile) đầu tiên của Intel sử dụng tiến trình hoàn toàn mới được gọi là Intel 4, hay trước đây vẫn thường được xem như tiến trình 7nm.
Với việc giới thiệu Meteor Lake, Intel đang thoát khỏi thiết kế chip nguyên khối thông thường dành cho phân khúc khách hàng phổ thông. Thay vào đó, Intel sử dụng kiểu thiết kế 'kiến trúc ô linh hoạt', vốn được coi là ưu điểm của công nghệ đóng gói chip mới mang tên Foveros khi tách CPU, GPU và SOC thành các ô riêng biệt. Cần nói thêm, kiểu đóng gói chip này đã được AMD và Qualcomm ứng dụng từ trước đó, nhưng đây vẫn là điều mới mẻ với Intel.
Theo đó, Core Ultra cũng sẽ tích hợp hàng loạt những cải tiến mới nhất của Intel, bao gồm lõi P (hiệu năng) và E (hiệu suất) hoàn toàn mới, tập trung vào việc tiết kiệm năng lượng nhất có thể, trong khi hiệu năng đồ họa sẽ nhanh gấp đôi khi xét về hiệu suất trên mỗi watt. Bản thân GPU tích hợp Intel Arc của Core Ultra cũng hỗ trợ hiệu ứng đồ họa Ray Tracing.
Ngoài việc trang bị bộ xử lý thần kinh (NPU) tích hợp sẵn để tăng tốc hiệu suất AI, Core Ultra còn có thể tận dụng GPU và CPU của mình cho các tác vụ AI khác. Tuy nhiên, Core Ultra sẽ không hỗ trợ chuẩn Thunderbolt 5 được công bố gần đây của Intel, thay vào đó là Thunderbolt 4 và PCIe Gen5.
Cần nói thêm, chỉ một phần trên con chip của Intel thực sự được sản xuất trên tiến trình Intel 4 tiên tiến. GPU tích hợp của Intel Core Ultra sẽ sử dụng quy trình 5nm của TSMC, còn I/O và “SoC Tile” mới sử dụng TSMC N6.
Tại thời điểm này, Intel dường như đang tập trung hoàn toàn vào thị trường máy tính xách tay với dòng chip Core Ultra. Ở chiều ngược lại, Intel sẽ chỉ ra mắt các phiên bản 'làm mới' của dòng Raptor Lake thế hệ trước đó cho thị trường PC, với mức độ chênh lệnh hiệu năng không đáng kể do không có nhiều cải tiến về mặt kiến trúc. Tất nhiên, đã có nhiều câu hỏi về việc tại sao Intel không mang dòng CPU đầy đột phá Meteor Lake lên PC, mà lại chỉ dành riêng cho thị trường di động.
Theo Engadget, chiến lược của Intel là điều có thể hiểu được. Một trong những sự cải tiến lớn nhất của "Meteor Lake" đến từ việc dòng CPU này bớt ngốn điện hơn rất nhiều so với các thế hệ chip laptop trước đó của Intel. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược với những gì người dùng PC thực sự mong muốn: Càng nhiều sức mạnh càng tốt. Vì vậy, ít nhất hiện tại, Intel nên chia nhỏ các dòng CPU thế hệ thứ 14 của mình.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI