Intel cố gắng giành giật sự sống: Bị đối tác hơn 10 năm chối bỏ, toàn bộ hệ sinh thái từ Google, Qualcomm đến Microsoft đều tẩy chay
Nhãn “Intel Inside” trên PC từ năm 1991 sẽ sớm biến mất?
- Bí ẩn về quan tài khổng lồ của đền Saqqara Serapeum ở Ai Cập
- Tại sao hóa thạch lại có nhiều màu sắc khác nhau?
- Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi
- Tín hiệu từ các nền văn minh ngoài Trái Đất do Sky Eye phát hiện có thực sự tồn tại?
- Bí ẩn của sinh học: Tại sao không thể chế tạo máy bay có đôi cánh giống như chuồn chuồn?
Intel đang cố gắng giành giật sự sống cho mình. Nhiều người cho rằng nhãn “Intel Inside” trên PC từ năm 1991, trong thời gian tới, khó có thể tồn tại.
Thay vì chip Intel, máy tính hiện nay được lắp đặt bộ xử lý của nhà Qualcomm, Nvidia, AMD hoặc một số các công ty ít tên tuổi hơn như Santa Clara, Amlogic. Nguyên nhân được cho là do Intel đã chậm chân trong quá trình thâm nhập lĩnh vực kinh doanh bộ xử lý di động vào năm 2011.
Apple là công ty đầu tiên đặt cược rằng bộ vi xử lý dựa trên ARM có thể trở thành ‘bộ não’ của những chiếc máy tính để bàn. Điều này mang lại cho nhà Táo khuyết khởi đầu vượt trội so với Intel và phần còn lại của ngành trong việc thiết kế chip ưu tiên hiệu năng tiêu thụ.
Hiện tại, Google, Qualcomm, Apple và một số các hãng khác đang sử dụng bộ vi xử lý dựa trên ARM để tùy chỉnh thiết kế chip điện thoại, máy tính xách tay. Chúng sau đó sẽ được sản xuất bởi Samsung hoặc TSMC có trụ sở ở Đài Loan (Trung Quốc).
Được biết, Mac và Chromebook của Google chiếm phần lớn thị phần các thiết bị chạy Windows. Tất cả dữ liệu đã cho thấy chúng không còn dựa vào bộ xử lý của Intel nữa.
Trong khi đó, Apple gần như từ bỏ hoàn toàn chip Intel - loại chip mà hãng đã sử dụng trong hơn một thập kỷ cho tất cả các máy tính để bàn và máy tính xách tay. Bản thân Microsoft cũng tăng tốc giúp hệ điều hành Windows có thể chạy trên bộ xử lý ARM để toàn bộ hệ sinh thái PC không bị ảnh hưởng bởi Intel.
Như vậy, mối đe dọa đối với Intel đến từ toàn bộ hệ sinh thái, bao gồm rất nhiều các công ty có núi tiền và tỷ suất lợi nhuận dồi dào. Điều này trái ngược hoàn toàn so với trước đây, thời điểm Intel thống trị thị trường PC thông qua độc quyền “Wintel”.
Thật trớ trêu, Microsoft là một trong những công ty dẫn đầu trong việc loại bỏ chip Intel. Sự ‘ghẻ lạnh’ diễn ra dưới nhiều hình thức và điều này cho thấy sự nghiêm túc của chính Microsoft.
Vào giữa tháng 11, Microsoft tiết lộ con chip tùy chỉnh dựa trên ARM đầu tiên của mình. Một trong số chúng, gọi là Cobalt, được thiết kế để có thể hoạt động trong các trung tâm dữ liệu. Qualcomm cũng sắp ra mắt chip dựa trên ARM dành cho máy tính xách tay, mong muốn thay thế bộ xử lý của Intel và đối đầu trực tiếp với những con chip tốt nhất của Apple.
Phóng viên tờ WSJ đã đặt câu hỏi cho Dan Rogers - phó chủ tịch phụ trách hiệu suất chip silicon của Intel, rằng liệu tất cả những khó khăn này có làm ông mất ngủ. Dan Rogers từ chối bình luận về quá khứ của Intel, song khẳng định rằng kể từ khi Pat Gelsinger trở thành Giám đốc điều hành Intel vào năm 2021, tập đoàn này tin ‘mình sẽ được giải phóng’.
Dẫu vậy, ông Pat Gelsinger nhận thức rất rõ rằng mình phải hành động thật nhanh để ngăn Intel trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách những ông lớn công nghệ Mỹ bị các đối thủ cho “hít khói”. Các đối thủ lần lượt vượt qua Intel trong cuộc đua sản xuất những con chip tân tiến nhất, trong khi AMD đang từng bước chiếm lĩnh thị phần. “Chúng tôi chưa bao giờ rơi vào tình thế như vậy bởi vì trong quá khứ, mọi chuyện đều thật tuyệt vời”, Gelsinger nói. “Chúng tôi đang gặp phải rất nhiều những vấn đề nghiêm trọng, từ phong cách lãnh đạo, con người… Tất cả cần phải được giải quyết”.
Những năm 1980-1990, Intel trở thành “thế lực mới” ở thung lũng Silicon nhờ sản xuất CPU – thành phần cốt lõi trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Dưới thời CEO cũ là Andy Grove, những con chip này được dùng để vận hành hệ điều hành Window cũng như rất nhiều các thiết bị xuất hiện nhan nhản khác trên khắp các văn phòng toàn cầu.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ, Intel đang lần lượt bị các đối thủ vượt mặt. Phía tập đoàn cũng liên tục trì hoãn việc tung ra các sản phẩm mới và khiến khách hàng bối rối.
Tháng 4/2023, Intel ghi nhận quý thua lỗ tồi tệ nhất trong lịch sử. Trung tâm nghiên cứu trị giá 200 triệu USD ở Haifa, Isreal – dự án lớn đầu tiên mà Gelsinger thông báo sau khi nhậm chức CEO – bị hủy bỏ. Một dự án 700 triệu USD khác ở Oregon cũng có số phận tương tự trong khi Intel cắt giảm cổ tức và sa thải nhân viên với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có thể tiết kiệm 10 tỷ USD/năm.
“Chúng tôi cũng đang giảm chi phí cốt lõi trong năm 2022 và sẽ xem xét thực hiện các kế hoạch bổ sung trong nửa cuối năm”, CEO Pat Gelsinger cho biết vào thời điểm đó.
Được biết, làn sóng sa thải lớn nhất của Intel diễn ra vào năm 2016 khi hãng này cắt giảm khoảng 12.000 việc làm, tương đương 11% tổng số nhân sự. Kể từ đó, tập đoàn vẫn tiếp tục cắt giảm lực lượng lao động song với tỷ lệ nhỏ hơn. Bên cạnh đó, Intel cũng đóng cửa một số bộ phận, bao gồm bộ phận modem di động và thiết bị bay không người lái.
Trước đây, Mỹ được coi là “nơi khai sinh” ra ngành công nghiệp chip nhớ nhờ những tập đoàn tiên phong như Intel. “Danh xưng” này đang dần bị lung lay, trong bối cảnh ngày càng nhiều các nhà máy chip chuyển đến châu Á. Sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng ngày càng bành trướng trước tham vọng trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận vai trò của Intel trong ngành công nghiệp chip nhớ trị giá hàng tỷ USD. Đây vẫn là một trong những tập đoàn tiên tiến lớn nhất thế giới, nổi tiếng với những con chip được gọi là bộ vi xử lý có thể thực hiện hầu hết các chức năng tính toán cơ bản của một chiếc máy tính hiện đại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"