Dù có thông thái đến đâu, đôi khi bộ não cũng sẽ lạc lối giữa ma trận của thị giác.
Sự thật là, không ít lần cặp đôi não bộ - thị giác hoạt động không ăn ý, dẫn đến nhiều hiện tượng ảo ảnh kỳ lạ chưa bao giờ khiến con người thôi tò mò.
1. Bàn cờ lồi
Chỉ cần 1 vòng gồm nhiều chấm nhỏ màu trắng xung quanh khu vực trung tâm của bàn cờ, hiệu ứng 3D “màn hình lồi” đã được tạo ra hết sức đơn giản. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra lời giải thích cho hiện tượng ảo giác này, tuy nhiên nhiều người đang nghiêng về giải thiết “nhiễu họa tiết”: Bộ não con người tin rằng bàn cờ này là một dãy các họa tiết phẳng. Chính sự xuất hiện của các chấm tròn nhỏ đã làm nhiễu động hình ảnh truyền đến mắt, dẫn đến rối loạn và vô tình tạo nên hiệu ứng lồi.
2. Cô gái 2 màu mắt
Bạn cho rằng cô gái này có 2 mắt khác màu nhau? Nhầm rồi. Cả 2 mắt của cô gái đều có màu xám y hệt nhau. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng con ngươi của mắt bên trái có màu xanh hơn so với mắt còn lại. Lý do cho hiện tượng này là do có sự can thiệp của lớp màu đỏ nằm trên nửa trái của khuôn mặt. Về cơ bản, não người có thể phân tích một màu sắc thành nhiều kết quả khác nhau, phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường thị giác xung quanh. Đây cũng là lời giải thích dành cho cuộc tranh luận toàn cầu về chiếc váy xanh-đen hay vàng-trắng gây sốt Internet hồi đầu năm nay.
Vài ví dụ khác về hiện tượng ảo giác này:
Hình trái: Bạn có tin là cả 3 vị trí A, B, C đều có màu sắc giống hệt nhau?
Hình phải: Có vẻ vô lý khi nói rằng cả A và B đều có cùng màu sắc. Nhưng đúng là vậy đấy.
Tương tự như vậy, 2 vị trí A và B đều có cùng sắc độ xám.
2 chú chó này tưởng như có màu sắc đối lập. Thế nhưng chúng lại giống y hệt nhau.
2 bộ cờ vua này cũng vậy. Hãy nhớ: Mọi hiệu ứng đều do phông nền của mỗi tấm ảnh gây ra.
3. Song song hay cắt nhau?
Trong bức ảnh này, các đường kẻ ngang từ trên xuống dưới dường như sẽ cắt nhau nếu kéo dài hết mức về 2 bên. Tuy nhiên, một sự thật khó chấp nhận là chúng hoàn toàn song song nhau. Nguyên nhân đến từ việc não bộ bị “bối rối” trước độ tương phản “dữ dội” từ các yếu tố màu đen và trắng liền kề nhau. Theo đó, não sẽ cho rằng các đường kẻ ngang đang hướng chếch lên hoặc hướng xuống, tạo ra các hình thang màu trắng và đen – trong khi chúng hoàn toàn là những hình vuông đều nhau. Tương tự, ở hình ảnh bên phải, cộng hưởng cùng màu sắc rực rỡ và họa tiết kẻ chéo có chủ đích, các mũi tên này cũng dễ bị nhầm tưởng sẽ cắt nhau nếu chúng được kéo dài. Nhưng trên thực tế, chúng hoàn toàn song song với nhau.
4. Đoạn nào dài hơn?
Hãy thử đoán xem, giữa 2 đoạn thẳng màu xanh, đoạn nào dài hơn? Sự thật là, chúng hoàn toàn bằng nhau. Nguyên do đến từ sự tương phản của 2 đoạn thẳng, khi đoạn màu xanh dương được nằm kề cạnh nhỏ của bàn cờ, và ngược lại, đoạn thẳng màu xanh lá lại nằm kề cạnh lớn. Cùng với không gian quan sát từ xa đến gần, thị giác của người xem hoàn toàn có thể bị đánh lừa. Đơn giản, bạn chỉ cần che hết phần bàn cờ màu đỏ, chân tướng sẽ hoàn toàn lộ diện.
5. Cáo đỏ
Hãy tập trung nhìn vào hình bên trái trong 30 giây, rồi chuyển mắt sang phía bên phải. Sau vài lần chớp mắt, bạn sẽ thấy chú cáo ở hình bên phải dần dần chuyển thành màu đỏ rực. Hiện tượng ảo giác này hiện vẫn chưa được các nhà khoa học giải thích thỏa đáng.
6. Âm bản
Tập trung nhìn vào phần đầu mũi của người phụ nữ trong ảnh trong 30 giây, sau đó chuyển hướng nhìn ra một khoảng trống bất kỳ màu trắng ở đằng xa. Chỉ cần chớp mắt liên tục vài lần, bạn sẽ thấy hình ảnh người phụ nữ đó dần dần hiện lên, tuy nhiên không còn ở dạng âm bản nữa. Không giống như con cáo bên trên, hiện tượng này khiến ảo ảnh đảo ngược vị trí của các mảng màu trong ảnh gốc: sáng thành tối và tối thành sáng.
7. Gương mặt 2 trong 1
Bạn có thể dễ dàng nhận ra, đây là sự kết hợp của 2 gương mặt vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Sở dĩ, bộ não luôn có khả năng bóc tách một tấm ảnh ra làm nhiều phần cực nhỏ để phân tích hình ảnh trong một thời gian cực ngắn. Nếu không có khả năng này, bạn sẽ khó lòng đi qua đường hoặc lái xe an toàn.
8. Mật thư
Khi mới học chữ, bạn sẽ cần học cách nhận mặt từng chữ cái trước khi ghép chúng lại thành một từ có nghĩa. Theo thời gian, bộ não ngày càng có kinh nghiệm trong việc xử lý từ ngữ, có thể điêu luyện giải quyết nhiều từ mà không cần định vị từng chữ cái. Trong ví dụ này, chỉ cần chữ cái đầu tiên và cuối cùng của mỗi từ vẫn nằm yên ở vị trí của nó, bạn sẽ dễ dàng đọc được mà không gặp phải khó khăn nào.
9. Trong hay ngoài?
Dựa trên góc độ quan sát, khối vuông màu cam sẽ có khả năng nằm gọn trong lòng hoặc lơ lửng bên ngoài khối vuông màu xanh. Tương tự các trường hợp khác, bối cảnh thị giác sẽ quyết định cách bạn nhìn mọi thứ.
10. Đừng vội tin những gì mắt thấy
Bạn có thấy hình chữ nhật màu xanh đang chuyển động?
Bối cảnh xung quanh gần như có "quyền năng" vô hạn với thị giác con người. Hãy cùng "thách đố" đôi mắt của bạn một lần nữa bằng cách tập trung nhìn vào chấm đen nằm ở góc dưới ảnh. Chỉ sau vài giây, bạn sẽ nhận ra hình chữ nhật màu xám đang di chuyển phía bên trái đang dần chuyển thành màu... xanh dương.
Thứ gì đang chuyển động không ngừng xung quanh hình tròn?
Nhìn vào hình động này, bạn có thể nghĩ các chấm tròn màu hồng đang luân phiên ẩn hiện. Nhưng hãy tập trung nhìn vào dấu cộng chính giữa hình tròn. Bạn đã thấy điều gì?
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?