Những chương trình như của Kim được biết đến là “Meok Bang,” một từ ghép trong tiếng Hàn của việc phát sóng và ăn uống.
Mỗi buổi tối, cậu bé 14 tuổi Kim Sung-jin đặt gà rán, pizza hoặc đồ ăn Trung Quốc để ăn trong căn phòng nhỏ ở ngôi nhà của cậu tại phía nam Seoul. Cậu ăn hàng tá thức ăn khi cậu đang nói chuyện trước máy quay với hàng trăm, thỉnh thoảng là hàng nghìn thiếu niên đang xem.
Đây là một chương trình giúp Kim kiếm được nhiều tiền: khoảng 2 triệu won (1,700 USD) với một tập thành công nhất.
Nổi tiếng với người xem bằng tên gọi Patoo, cậu là một trong những phát thanh viên trẻ nhất tại Afreeca TV, một ứng dụng phát sóng trực tiếp những video online ra mắt năm 2006.
Kim được phát sóng những hình ảnh ăn tối của mình hầu như mỗi ngày từ khi cậu 11 tuổi. Thỉnh thoảng, cậu còn mời bạn bè đến ăn cùng. Để thêm tính vui nhộn, cậu đã đội tóc giả vàng hoe và ăn mặc như phụ nữ.
Nhiều năm nay, Internet tạo ra rất nhiều ngôi sao- từ những blogger đến các game thủ thu hút hàng triệu người xem trên Youtube- người ngoài sẽ cảm thấy khó hiểu, nếu không nói là kỳ lạ, khi nhiều bạn trẻ dành hàng giờ đồng hồ để xem ai đó ăn uống. Nhưng ở Hàn Quốc, Afreeca TV đã trở thành một phần trong văn hóa Internet và đời sống xã hội cho thanh thiếu niên.
Những chương trình như của Kim được biết đến là “Meok Bang,” một từ ghép trong tiếng Hàn của việc phát sóng và ăn uống. Chúng là những chương trình nổi tiếng và lợi nhuận cao nhất trong số 5,000 chương trình hiện nay ở Afreeca TV.
Kim bắt đầu chương trình này chủ yếu để tìm ai đó ăn cùng mình. Cha mẹ cậu làm việc ở một thành phố khác bởi vậy cậu sống cùng ông bà. Họ ăn tối khá sớm nên cậu thường cảm thấy đói vào ban đêm. Cậu nói chương trình này khiến bữa tối của cậu thường xuyên hơn, mặc dù đa số các bữa ăn của cậu trên Afreeca TV đều bắt đầu sau 10h tối. Chương trình cũng mang đến cho cậu những niềm vui bất ngờ: Cậu nói mặc dù cậu chỉ là một thiếu niên bình thường nhưng nhiều người đã chào cậu trên phố.
“Tôi làm những gì tôi muốn. Đó là có một kênh truyền hình cá nhân.”
Những kết nối đến Meok Bang ngày càng tăng, chủ yếu là những người Hàn sống một mình.
“Ngay cả khi nó là trực tuyến, khi có ai đó nói chuyện khi đang ăn, cùng một từ nhưng có ý nghĩa thân mật hơn,” Ahn Joon-soo, một nhân viên tại Afreeca TV nói. Anh cũng lưu ý thói quen của người Hàn Quốc khi chia tay bạn bè, “Hãy dùng bữa cùng nhau lần tới nhé,” ngay cả khi họ không thực sự có ý đó.
Có rất nhiều dịch vụ kỳ quặc khác trên Afreeca TV. Đêm khuya có "Sool Bang" - chương trình phát sóng về đồ uống- trong đó người Hàn Quốc sầu muộn uống rượu một mình thảo luận về cuộc sống khó khăn của họ. Sau đó, có "Study Bang", phát sóng về học tập: Một màn hình hiển thị bàn tay của một người không xác định đang viết ghi chú trong một cuốn sách dày dưới ánh sáng của một ngọn đèn bàn.
Khoảng 60% của 8 triệu người truy cập hàng tháng của Afreeca TV là thanh thiếu niên hoặc ở độ tuổi 20. Điều đó có nghĩa là gần 40% của 12,5 triệu người Hàn Quốc tuổi từ 10 đến 30 xem một chương trình trên Afreeca TV ít nhất một lần một tháng.
“Thế hệ trẻ tin tưởng rằng chương trình như trên Afreeca TV rất tự nhiên, nơi mà họ có thể tương tác với các phát thanh viên,” Ahn nói. Anh tin tưởng rằng truyền hình trong dài hạn sẽ hoàn toàn bị thay thế bởi những ứng dụng như thế này.
Cho Young-min, 12 tuổi đã xem những chương trình game trực tuyến trên Afreeca TV từ khi cậu bé học lớp 3, mong muốn rằng cậu sẽ có chương trình riêng của mình trên Afreeca TV chứ không phải TV trong phòng khách.
Ahn Won-jun, một học sinh trung học 17 tuổi, nói rằng cậu thích ăn tối trong phòng và xem chương trình Meok Bang của Kim hơn là ăn tối cùng cha mẹ.
Kim không phải là một vị khách ăn tối lịch sự. Cậu ợ to trước khán giả của mình và thỉnh thoảng bỏ đi, sau khi thông báo rằng mình cần vào phòng tắm. Cậu thường xuyên bỏ lại người hâm mộ ở lại với một nhiệm vụ, trong thời gian cậu vắng mặt, hứa sẽ có phần thưởng cho người bấm nút “Like” cuối cùng khi cậu quay lại.
Những người xem thường xuyên của Afreeca TV thường thích những chủ chương trình như Kim vì họ có thể tương tác được, không như những ngôi sao truyền hình quá cách biệt. Người hâm mộ nói rằng họ cảm thấy hồi hộp và xúc động khi người chủ chương trình có tương tác với phản hồi của họ, giữa hàng trăm lời nhắn trực tuyến.
"Tôi đã rất xúc động," Lee Yeon-joo, cô bé 15 tuổi nhớ lại thời điểm khi một người đàn ông 26 tuổi đọc tin nhắn của cô ở giữa chương trình của mình. "Bạn có thể không thực sự tiếp cận những người nổi tiếng."
Người dùng Afreeca TV có thể nhận được sự chú ý của các phát thanh viên bằng cách gửi cho họ những "bong bóng ngôi sao ", với chi phí khoảng 10 cent cho mỗi quả. Chủ chương trình giữ phần lớn số tiền đó, mặc dù Afreeca TV đã lấy mất số tiền lên đến khoảng 40%.
Hầu hết các phát thanh viên, bao gồm Kim, không muốn để lộ ra việc họ kiếm được bao nhiêu tiền. Afreeca TV nói khoảng 300.000 người phát sóng chương trình của họ ít nhất một lần mỗi tháng, khoảng 500 người làm việc này toàn thời gian, công ty đã từ chối cung cấp thông tin cụ thể hơn. Trong năm 2013, một mạng truyền hình Hàn Quốc TV Chosun đưa thông tin Afreeca TV kiếm được 298 triệu won (250.000 USD) một năm.
Thành Quân/Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?