Chính phủ Trung Quốc nuôi tin tặc: Gậy ông đập lưng ông?

    PV,  

    Từ đầu năm 2013 đến nay, hàng loạt báo cáo của công ty an ninh mạng Mandiant và Chính phủ Mỹ được công bố đã cho thấy sự lớn mạnh của lực lượng tin tặc Trung Quốc, vốn bị Mỹ cáo buộc thực hiện các vụ tấn công nhằm vào nước này. Tuy nhiên, một bài viết mới được đăng trên tờ Financial Times (FT) cho thấy nền kinh tế của cường quốc đứng thứ 2 thế giới cũng đang bị đe dọa bởi tin tặc.

    Chính phủ Trung Quốc nuôi tin tặc: Gậy ông đập lưng ông?

    Bài viết dẫn một nghiên cứu mới đây của các học giả uy tín tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho hay chỉ riêng năm 2011, thiệt hại kinh tế do tin tặc gây ra tại Trung Quốc là 873 triệu USD. Một điểm đặc biệt đáng lưu ý nữa là ngoài các tội phạm có tổ chức, không ít nhóm hacker hợp tác với các công ty, tổ chức thực hiện phi vụ làm ăn trong thời buổi giao dịch thương mại qua trực tuyến đang bùng nổ.

     

    Một quan chức thuộc Hiệp hội công nghiệp Mỹ cho hay báo cáo của Mandiant về một đơn vị hacker có quan hệ với quân đội Trung Quốc hồi tháng 2 năm nay chỉ là một “hạt cát” trong “biển” tin tặc tại Trung Quốc. Chưa bao giờ lượng hacker tại Trung Quốc lại tăng nhanh đến vậy. Theo nhận định quan chức Mỹ nói trên, một nhân tố quan trọng làm bùng nổ số lượng hacker Trung Quốc xuất phát từ các chính sách đổi mới, phát triển và mua lại các công nghệ mới của Chính phủ Trung Quốc. Đây được xem là yếu tố khuyến khích các công ty, viện nghiên cứu tại quốc gia châu Á sở hữu các sản phẩm trí tuệ bằng mọi giá.

     

    Có thể tin tặc không phải là sản phẩm của chính sách phát triển, nhưng việc Chính phủ Trung Quốc thiếu sự quản lý chặt chẽ để công ty trong nước đánh cắp công nghệ từ các đối tác nước ngoài vô hình trung tạo ra “văn hóa hacker”, để rồi không ít công ty, tổ chức sử dụng tin tặc để chống lại nhau, phục vụ cho lợi ích kinh tế.

     

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên tờ New Yorker, chuyên gia về an ninh mạng của Mỹ Adam Meyers, đã cho thấy rõ hơn “văn hóa hacker” cũng như khái niệm về ranh giới giữa hacker tự do và hacker là người của chính phủ mong manh thế nào. Meyers đã đưa ra tình huống gián điệp mạng giả định với kịch bản Trung Quốc đang phát triển Hạm đội biển Đông tranh giành lợi ích với các quốc gia láng giềng. Để có một hạm đội hùng mạnh, Trung Quốc cần phải có hệ thống liên lạc vệ tinh tiên tiến, những tàu chiến, robot và nhiều loại công nghệ khác.

     

    Một quan chức thuộc lực lượng hải quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đề xuất cần phải thêm một lực lượng gián điệp trên mạng. Tuy nhiên, họ không muốn sử dụng hacker quân đội. Vậy làm sao để có một mạng lưới gián điệp trên mạng theo ý họ? Giải pháp được đưa ra đó là quân đội Trung Quốc thuê các nhóm hacker tự do. Hoạt động của các nhóm này rất đa dạng, có thể đánh cắp các sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ từ các công ty nước ngoài hoặc thực hiện các vụ tấn công làm gián đoạn một số hoạt động quan trọng. Trong trường hợp này, những hacker tự do đã trở thành người của quân đội.

     

    Điều quan trọng ở đây, không phải là lực lượng đó được các quan chức quan đội thuê mà là việc sử dụng các hacker đã tạo nên văn hóa gián điệp, tự do tin tặc. Hay trong trường hợp khác, một cơ quan Chính phủ Trung Quốc muốn quét sạch các tin tặc gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của họ, họ phải có một đội ngũ tin tặc khác để tìm diệt. Nói cách khác, tin tặc luôn có đất sống khi “văn hóa hacker” đang tồn tại.

     

    Theo Đỗ Cao
    Sài Gòn Giải Phóng

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ