Điều gì sẽ xảy ra khi “hâm nóng” kim loại bằng lò vi sóng?

    Dee Tee,  

    Hẳn ai trong chúng ra cũng nằm lòng hướng dẫn sử dụng “không đặt đồ kim loại vào lò vi sóng”, nhưng lý do thực sự của lưu ý này là gì?

    Lò vi sóng là một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ 20. Trong hướng dẫn sử dụng, nhà sản xuất vẫn luôn cảnh báo không được sử dụng các đồ vật bằng kim loại bên trong lò vi sóng trong lò vi sóng. Vậy lý do cho khuyến cáo này là gì?

    Công nghệ sử dụng trong lò vi sóng khá đơn giản. Thực phẩm được làm nóng bằng sóng viba sinh ra từ đèn phát sóng magnetron, dẫn qua ống dẫn sóng vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường kim loại, cuối cùng bị thức ăn hấp thụ và nóng lên. Một điểm đặc biệt khác là các loại vật liệu như thủy tinh, nhựa bền vững hay giấy sẽ khó bị tác động. Nhờ đó, chỉ có thức ăn mới chịu ảnh hưởng của sóng viba và được hâm nóng hoặc nấu chín. Tuy nhiên, đối với các vật chứa bằng kim loại, đặc biệt là nhôm thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác biệt.

    Thắc mắc về việc không được đặt đồ kim loại vào lò vi sóng nay đã được giải đáp thỏa đáng.

    Thắc mắc về việc không được đặt đồ kim loại vào lò vi sóng nay đã được giải đáp thỏa đáng.

    Lúc này, những món đồ kim loại sẽ tương tự như một tấm gương. Tuy nhiên thay vì phản xạ ánh sáng, các tấm kim loại này sẽ phản xạ sóng viba. Nếu sử dụng một chiếc nồi nhôm dày đặt trong lò vi sóng, thức ăn sẽ không bao giờ được hâm nóng do các sóng viba đã bị chặn bởi chiếc nồi. Đó là đối với những đồ kim loại dày, còn với những lá kim loại mỏng thì mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Trường điện từ trong lò vi sóng tạo ra một dòng điện dẫn trong kim loại. Đối với những đồ kim loại lớn và dày, chúng có thể chịu được dòng điện dẫn này mà không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên đối với những miếng kim loại mỏng hoặc giấy nhôm, chúng có thể bị áp đảo bởi dòng điện dẫn bên trong và bị nóng lên đột ngột, khả năng gây cháy rất cao.

    Sự dao động của các sóng viba có thể tạo ra một trường điện tập trung ở các góc hoặc cạnh của vật kim loại, ion hoá không khí xung quanh, vì thế bạn có thể nghe thấy tiếng nổ lách tách hoặc nhìn thấy các tia lửa hơi giống như tia chớp. Tuy sẽ không có vụ nổ nào xảy ra, nhưng lò vi sóng của bạn chắc chắn sẽ dễ hỏng hóc.

    Đề nghị độc giả không tự thực hiện thí nghiệm này tại nhà.

    ​Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng một số đồ kim loại nhất định trong lò vi sóng một cách an toàn. Tuy vậy, đừng bao giờ chủ quan nhằm tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và cân nhắc kỹ trước khi bỏ một món đồ bất kỳ vào lò vi sóng nhằm tránh tình huống "xôi hỏng bỏng không" chẳng ai muốn.

    Tham khảo IFLScience

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày