Google+ thất bại: Vì đâu, tại ai?

    Tùng Phạm,  

    Google+ vẫn đang làm đúng nhiệm vụ của mình, chỉ có điều nếu Google muốn cạnh tranh cùng với Facebook thì hãng cần phải làm sản phẩm của mình thật sự độc đáo và khác biệt.

    Tháng trước, Google đã công bố thay đổi chiến lược dành cho mạng xã hội Google của hãng. Theo đó, thay vì trở thành mạng xã hội cạnh tranh với Facebook gã khổng lồ tìm kiếm sẽ chia Google thành 2 mảng là ảnh và stream.

    Thay đổi này không mang tính bất ngờ vì thực tế là Google chưa khi nào bắt kịp và là đối thủ cạnh tranh xứng đáng với Facebook hay các mạng xã hội khác như Twitter và Linkedln. Chính vì thế, người dùng không có lý do để sử dụng Google , họ đơn thuần chỉ vào đó để sử dụng các dịch vụ của Google như Gmail, Google Drive hay các ứng dụng khác.

    Vấn đề chính của Google đó là mạng xã hội này được thiết kế để quá giống Facebook cộng với việc xuất hiện trên thị trường quá muộn nên mạng xã hội của Google đã không được quan tâm nhiều. Dưới đây là một số bình luận của các cựu nhân viên Google về lý do tại sao Google thất bại.

    Ý kiến đầu tiên cho rằng Google được thiết kế để giải quyết các vấn đề của Google hơn là một mạng xã hội để kết nối người sử dụng với nhau. Theo đó, gã khổng lồ tìm kiếm sẽ không phải quản lý nhiều hồ sơ của người dùng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của hãng mà chỉ cần thông qua một hồ sơ duy nhất là Google . Tuy nhiên, Google lại không thân thiện như Facebook hay Linkedln vì không phải ai cũng có thể dễ dàng thêm bạn vào vòng kết nối trên Google .

    Ý kiến thứ 2 cho rằng Google đã nhảy vào thị trường quá muộn. Điều này cũng giống như việc Facebook chậm chân ở thị trường di động và đánh mất một khoản lợi nhuận không nhỏ từ thị trường tiềm năng này. Chậm chân là một nhẽ nhưng Google cũng không hướng vào thị trường tiềm năng, mang tính xu hướng như Facebook với di động mà hướng tới những bức ảnh độ phân giải cao. Điều này phù hợp với nền tảng máy tính hơn là di động vì để tải những bức ảnh độ phân giải cao lên mạng bằng kết nối di động sẽ mất rất nhiều thời gian.

    Một ý kiến khác cũng cho rằng Google là một sản phẩm không được sự thống nhất của toàn công ty Google . Điều này không phải là chuyện quá lạ với một công ty lớn tầm cỡ như Google nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng tới tính thống nhất trong việc phát triển sản phẩm.

    Ý kiến cuối cùng lại nói về việc Vic Gundotra, người lãnh đạo và đóng vai trò quan trọng ở mảng Google đã ra đi mà không báo trước cách đây 1 năm làm những người làm trong dự án này cảm thấy sốc và hoang mang về tương lai của Google .

    Tạm kết

    Google vẫn đang làm đúng nhiệm vụ của mình, chỉ có điều nếu Google muốn cạnh tranh cùng với Facebook thì hãng cần phải làm sản phẩm của mình thật sự độc đáo và khác biệt thay vì đi theo con đường của đối thủ. Thực tế, không cần phải là người đi đầu để thành công, đôi khi ta có thể là người đến sau, làm những gì mà đối thủ của ta làm nhưng thực hiện nó tốt hơn để thành công.

    >> Nhanh tay kiếm lời nhờ Google thay đổi thuật toán

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày