Liệu hạnh phúc có phải chỉ đơn giản là kết quả may mắn của một lần chơi xổ số?
Đối với hầu hết mọi người thì sự giàu có, địa vị xã hội và các mối quan hệ đều là bước đệm để hoàn thành việc theo đuổi một mục tiêu cuối cùng: Hạnh phúc.
Việc đạt được những bước đệm này cũng vô cùng ý nghĩa – ai có thể thấy không hạnh phúc khi ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn, có một công việc với thu nhập khá hơn và một cuộc hôn nhân luôn êm ấm vui vẻ?
Nhưng 2 nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những thay đổi tích cực trong hoàn cảnh sống không nhất thiết mang ý nghĩa rằng, bạn đã chạm được đến hạnh phúc.
Hai nghiên cứu này, một nói về những cặp vợ chồng mới cưới, và một nói về những nhà quản lý cấp cao đã tình nguyện thay đổi công việc mà họ đang làm. Kết quả chỉ ra con người ta thường có xu hướng thích nghi khá nhanh với những thay đổi tích cực, quá trình này được gọi là “sự thích ứng hưởng thụ”.
Vậy nhưng, nâng cao chất lượng cuộc sống có đồng nghĩa với việc có được hạnh phúc? Hoặc, liệu hạnh phúc có phải chỉ đơn giản là kết quả may mắn của một lần chơi xổ số?
Sonja Lyubomirsky - một giáo sư tâm lý học tại Đại học California-Riverside đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để nghiên cứu về “Hạnh phúc”. Bà tin rằng bằng nhiều cách khác nhau, hạnh phúc là một kỹ năng có thể rèn luyện được.
"Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chúng ta hành động và phản ứng với các tình huống xảy ra xung quanh cuộc sống, có thể kiểm soát được hạnh phúc”, Sonja và tiến sĩ Kristin Layous đã viết như vậy trong ấn bản “Cảm xúc tích cực” được Đại học Oxford in năm 2014.
Và dưới đây là 3 “chiến lược” về nhận thức mà bà đã tìm thấy và theo bà là để “cải thiện độ tin cậy về hạnh phúc”:
1. Hãy nhớ rằng: cuộc sống vô cùng ngắn ngủi
Chứng kiến sự chia ly có vẻ như không phải là hướng đi đúng khi kiếm tìm hạnh phúc, nhưng một nghiên cứu mới đây của tác giả Lyubomirsky lại chỉ ra rằng việc chia xa tiễn biệt có thể mang lại một số hiệu quả không ngờ.
Người ta thường thấy trân trọng hơn những thứ có giới hạn và việc cảm nhận được giới hạn giúp ta hiểu thêm về giá trị của những điều đó. Khi ngày càng tiến tới gần mốc giới hạn, ta sẽ chợt giật mình và muốn giơ tay nắm bắt mọi thời điểm, mọi cơ hội trước khi chúng biến mất.
Thật ra thì chúng ta đã từng nghe câu nói “hãy cứ sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của đời bạn” khá nhiều lần, nhưng đừng hiểu điều này theo nghĩa đen, bạn sẽ sai đấy. Thay vào đó, hãy hiểu rằng thời gian tốt đẹp không bao giờ kéo dài mãi mãi, vì vậy hãy trân trọng vì bạn đã được trải nghiệm chúng thay vì luyến tiếc chúng.
2. Trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống
Như đã nói ở trên, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta dễ dàng thích ứng với mặt tích cực của cuộc sống, ví dụ như mới kết hôn, mới được thăng chức hay mới giảm cân thành công.
Như Lyubomirsky đã viết trong cuốn sách của mình “ngay cả những sự kiện đẹp nhất hay đáng chú ý nhất trong cuộc đời cũng là quá trình của việc “thích ứng hưởng thụ”, nhưng điều này lại khiến cảm xúc của chúng ta dễ bị “ngủ quên”, nghĩa là chỉ lặp đi lặp lại cảm xúc vui vẻ khi đang thích nghi cuộc sống mới.
Thế nên bất cứ khi nào có thể, hãy tập “ngấm” nhiều hơn đủ loại cảm xúc của cuộc sống. Điều này có thể tìm kiếm trong việc đa dạng hóa những hoạt động thú vị, hoặc hãy làm chậm quá trình thích nghi lại để tâm trí ta vẫn tỉnh táo nhận thức được những cảm xúc mới.
3. Để ý tới những người xung quanh bạn
Khi nói đến hạnh phúc, thì nỗ lực thôi chưa đủ. Trên thực tế, việc kiểm soát bản thân và mức độ tập trung quan sát của chúng ta có quan hệ mật thiết với quá trình hình thành hạnh phúc.
Đó là lí do vì sao khi chúng ta giúp đỡ những người xung quanh mình tìm được hạnh phúc, ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Một nghiên cứu khác của Lyubomirsky chỉ ra rằng, những người sẵn sàng làm người thân, bạn bè hay thâm chí bạn cùng phòng của họ vui vẻ thường cảm thấy tâm trí thoải mái và hạnh phúc hơn những người chỉ tập trung vào hoạt động thường ngày của chính mình.
Ông nói “việc tập trung vào những mối quan hệ gần gũi giúp bạn hoàn thiện hơn cuộc sống hàng ngày, và còn thấy biết ơn tất cả những gì mà mình đang có.”
Theo Khánh Hòa/Cafebiz/ Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?