Đã tới thời đại của ipv6.
Hệ thống được sử dụng trong suốt 30 năm qua để kết nối các máy tính trên toàn thế giới đã đến lúc cần được thay thế nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ thông tin.
Vint Cerf, một trong những người khai sinh ra Internet.
Hệ thống địa chỉ IPv4 được tạo ra mới mục đích đánh cho mỗi máy tính kết nối vào mạng internet một con số riêng biệt, giúp cho thông tin có thể tìm tới đúng nơi cần đến ngay khi nó được chuyển đi từ bất cứ địa điểm nào trên thế giới. Bản phác thảo đầu tiên được xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ trước và được chuẩn hóa vào năm 1981.
Theo thiết kế, Ipv4 có thể cung cấp 2^32 (tương ứng với khoảng 4,2 tỉ) địa chỉ IP, một con số lớn không tưởng cách đây 30 năm. Tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet đã khiến cho số lượng địa chỉ IP tự do càng ngày càng khan hiếm. Mới đây, RIPE NCC - Hiệp hội các tổ chức quản lý mạng Internet khu vực châu Âu phải đưa ra tuyên bố rằng họ đã sử dụng đến gói địa chỉ IP chưa cấp phát cuối cùng (khoảng 1,8 triệu địa chỉ).
Theo Axel Pawlik, giám đốc điều hành của RIPE NCC,"Những người phác thảo ra hệ thống địa chỉ IP ngày xưa không thể nào hình dung ra được có một ngày số lượng địa chỉ khổng lồ đó lại trở nên cạn kiệt".
Mặc dù vậy, giới hạn của IPv4 đã dần bộc lộ qua thời gian và đặc biệt là trong những năm vừa qua, khi tốc độ tiêu thụ địa chỉ IP càng lúc càng nhanh, đẩy hệ thống này đến giới hạn và cần được thay thế để Internet phát triển lên một tầm cao mới.
Di sản của IPv4 sẽ được IPv6 thừa kế, hệ thống mới có thể đánh địa chỉ cho 2^128. Theo các nhà khoa học thì nếu buồn chán họ có thể đem hệ thống IPv6 ra đánh địa chỉ cho toàn bộ các ngôi sao trong vũ trụ.
Đồng nghĩa với việc chuyển giao giữa hai thế hệ IPv4 và IPv6 là gánh nặng khổng lồ đặt lên vai các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các tổ chức lớn. Số tiền khổng lồ sẽ phải chi ra để đầu tư cho cả hệ thống phần cứng cũng như phần mềm. Tuy nhiên, những người dùng bình thường như chúng ta khó có thể cảm nhận được bất kỳ khác biệt gì đang diễn ra.
Các chuyên gia đã cùng làm việc với các tập đoàn lớn suốt nhiều năm qua để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi, mặc dù vậy Vin Cerf - một trong những người phác thảo nên mạng máy tính vào những năm 60 vẫn phải đưa ra cảnh báo về việc những sự chậm trễ có thể đe dọa đến quá trình bùng nổ các thiết bị di động đang diễn ra, với hàng trăm triệu thiết bị mới kết nối vào internet mỗi năm.
"Người dùng sẽ hoang mang không biết vì sao thiết bị thông minh của họ lại không hoạt động, mọi tính năng ưu việt của những thiết bị trên sẽ là vô nghĩa nếu các nhà mạng không xử lý được vấn đề này".
Hơn 50 phần trăm thành viên của RIPE NCC đã được cấp phát không gian Ipv6 để tiến hành phân bổ nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi tất cả mọi người đều sẵn sàng. Cũng theo Axel Pawlik "IPv6 đã mở rộng mênh mông không gian địa chỉ, tạo điều kiện cho bước ngoặt mới trong cộng đồng khi mà các thiết bị kết nối internet càng ngày càng tinh vi và phổ biến. IPv6 đặt nền móng vững chắc cho một tương lai mà ở đó Internet trở nên gần gũi với tất cả mọi người".
Công ty mà Vint Cert đang làm việc - Google đã cùng với nhiều tập đoàn lớn khác tổ chức thử nghiệm cơ sở hạ tầng IPv6 trên quy mô lớn vào năm ngoái. Cho đến giờ mọi chuyện vẫn đang diễn ra đúng kế hoạch. Cuộc cách mạng lớn nhất của Internet kể từ khi ra đời đã và đang bắt đầu ở khắp mọi nơi.
Tham khảo: Telegraph
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android