Một trận động đất kinh hoàng mạnh 7,3 độ richter với tâm chấn sâu 19km lại vừa xảy ra tại Nepal, khiến ít nhất 19 người thiệt mạng và gần 1.000 người bị thương.
Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi những tổn thất sau trận động đất ngày 25/4 vừa qua còn chưa khắc phục được hoàn toàn. Bên cạnh những thiệt hại về vật chất, những trở ngại do mất điện, giao thông bị ùn tắc và điều khiến người dân quan tâm hơn là tình hình của những người họ yêu thương trong vùng bị ảnh hưởng.
Trong lần động đất trước, các nhà cung cấp dịch vụ gọi điện qua mạng Internet như Viber, Microsoft và Google đồng loạt giảm cước hoặc miễn phí hoàn toàn tất cả các cuộc gọi trong nước và quốc tế đến các thuê bao ở Nepal.
Lần này, Viber tiên phong trong việc miễn phí tất cả các cuộc gọi từ những người sử dụng tại Nepal, bao gồm cả các cuộc gọi nội địa và quốc tế từ quốc gia này. Điều này rất có ý nghĩa đối với Nepal, quốc gia có đến 3 triệu người sử dụng Viber.
Các hãng khác cũng có những động thái hỗ trợ theo các cách khác nhau. Điển hình như Google đã mở rộng chương trình phản ứng với khủng hoảng Crisis Response với công cụ tìm người Person Finder có chức năng giúp người sử dụng đăng tải và tìm kiếm thông tin về những người thân và bạn bè bị mất tích trong cơn đại địa chấn ở Nepal. Ban đầu, công cụ này đã được sáng lập và triển khai vào năm 2011, sau khi xảy ra trận động đất tại Fukushima, Nhật Bản. Sau trận động đất mạnh nhất trong vòng 81 năm trở lại đây tại Nepal chỉ mới xảy ra vài tuần trước, Google cũng đã phát hành công cụ này để giúp đỡ cho những nạn nhân trong vùng bị ảnh hưởng.
Theo Báo đầu tư
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"