Nhờ sự hiện diện của công nghệ thực tế ảo, người cha trong clip dưới đây đã được thỏa ước nguyện thời thơ ấu...
Ngày 21 tháng 7 năm 1969, phi hành gia người Mỹ, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên bước đi trên mặt trăng cùng với tàu Apollo 11. Sự kiện này đã mở ra giấc mơ khám phá vũ trụ của cả nhân loại, trong đó có cha của Austin Hooper, một con người bình dị trong đoạn video dưới đây.
46 năm sau ngày Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng, Austin Hooper cũng đã giúp cha mình thực hiện được giấc mơ của ông. Chỉ khác rằng ông không cần tới một con tàu phóng hay bộ đồ phi hành gia, công nghệ thực tế ảo VR đã giúp ông thực hiện chuyến đi đó.
Cha của Houstin đưa tay ra trước mặt cố nắm lấy chiếc bút đang bay lơ lửng.
Austin Hooper đề nghị cha mình dùng thử kính VR Oculus Rift, và đưa ông lên chính con tàu Apollo 11 huyền thoại. Tham gia trực tiếp vào chuyến khám phá vũ trụ qua công nghệ VR là một cảm giác thật tuyệt vời, đặc biệt với những người lần đầu tiên được sử công nghệ này.
Và điều này đã làm người cha của anh rơi những giọt nước mắt hạnh phúc. Austin đã ghi lại toàn bộ quá trình sử dụng của cha mình và đăng tải lên Facebook, đoạn video đã thu hút được hàng chục nghìn người xem chỉ trong thời gian ngắn.
Một video cảm động về công nghệ thực tế ảo.
Thật sự kính Oculus Rift đã gây ấn tượng mạnh với những bậc phụ huynh, những người ít tiếp xúc với các công nghệ mới. Trong đoạn video, cha của Austin đã ngạc nhiên hét lên rằng "Đây là thứ tuyệt nhất mà cha từng thấy" hay "Cha biết mọi thứ chỉ là ảo, nhưng nó thật đáng kinh ngạc. Cha muốn làm điều này từ khi còn là một đứa trẻ, cha muốn trở thành một nhà du hành vũ trụ con trai ạ ... Thật không thể tin được, thật không thể tin được!"
Có lẽ đây là một trong những câu chuyện ý nghĩa nhất mà công nghệ thực tế ảo tạo ra!
Tham khảo Techinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"