Sau Poke, Facebook liệu còn hào hứng "sao chép"?

    KTN,  

    Sự tụt dốc của Poke đã phản ánh sự thiếu sáng tạo của Facebook.

    Ứng dụng Poke của Facebook, một bản sao của Snapchat đã gần như dẫn đầu trong kho ứng dụng iTunes khi mới ra mắt. Vài ngày sau đó vị trí đó đã bị chao đảo, điều này làm dấy lên câu hỏi: Liệu Facebook có thể thực sự tạo ra được một hiện tượng mới trên Internet hay chỉ là một kẻ bắt chước mãi mãi?


    Sau Poke, Facebook liệu còn hào hứng "sao chép"? 1
    Mark Zuckerberg rung chuông mở cửa tại sàn chứng khoán điện tử NASDAQ

    Nếu như trong tuần trước Facebook vẫn còn đang đắm chìm trong hành động cố tình sao chép và tung ra Poke để cạnh tranh với ứng dụng giao tiếp tức thì vốn đã rất nổi tiếng, Snapchat, thì chỉ một tuần sau đó, mọi thứ đã trở lại như bình thường. Ứng dụng Snapchat đã một lần nữa nằm trong top những ứng dụng phổ biến nhất - ở vị trí thứ ba.

     

    Và Poke tụt xuống vị trí thứ 34 trong danh sách những ứng dụng hàng đầu, đứng sau Instagram, Messenger và những ứng dụng chính thức khác của Facebook. Đây là một ví dụ chứng mình cho câu nói: bạn có thể sao chép một thứ không có nghĩa rằng bạn sẽ thành công với thứ đó, thậm chí người sao chép đó là Facebook. Con số người sử dụng ứng dụng đó khá là mơ hồ.

     

    Sự sụt giảm số lượng lượt download một cách nhanh chóng như vậy đã làm dấy lên câu hỏi về khả năng của Facebook trong việc quảng bá các ứng dụng/ Có thể nó đã giúp Zynga trở thành công ty game mạng xã hội số một khi mà những trò chơi xã hội mới là những hiện tượng mới nổi. Hãy thử nghĩ xem làm thế nào mà những chia sẻ tức thì dường như đang thay đổi mọi thứ, đặc biệt là những công ty truyền thông? Thực ra thì nó chẳng thay đổi gì cả. Facebook Social Reader của báo Washington Post giờ đây ở trên nền web mở. Báo mạng The Guardian không còn muốn phí phạm nguồn tài nguyên của họ đối với Facebook reader. Những chia sẻ tức thì có thể bao gồm cả những dịch vụ chia sẻ video được xem nhiều nhất trong ngày, nhưng thực tế đối với chúng thì khắc nghiệt hơn.

     

    Jeff Sonderman của báo Poynter nhận xét: Trong tháng 4, Social Reader của trang Washington Post đã có 12 triệu lượt người dùng đăng ký mỗi tháng. Nhưng hiện nay theo tính toán của AppData, con số đó chỉ còn khoảng 600.000, giảm 95%. Trang báo The Guardian có gần 6 triệu người đăng ký ứng dụng của họ trên Facebook trong tháng 4 vừa qua. Và bây giờ con số đó chỉ còn khoảng 2.5 triệu, giảm 75%. Hầu hết người dùng Facebook đều không muốn điều này xảy ra, bởi lý do mà chúng ta đã bàn trước đó – những chia sẻ mà không cần đắn đo suy nghĩ sẽ chẳng có ý nghĩa gì với những người bạn của bạn, có thể bởi suy nghĩ rằng bạn chia sẻ có thể đọc những thứ mà bạn không thích

     

    Sáng tạo thứ gì đó

     

    Tuần trước, khi mọi người hào hứng và tuyên bố về sự diệt vong của Snapchat khi Poke ra đời, khá nhiều câu hỏi được đưa ra: Làm cách nào mà Facebook lại trở thành môi trường có những người thông minh nhất nhưng lại không thể thực sự tự mình sáng tạo ra bất kỳ một ứng dụng nào khiến người dùng Facebook say mê?

     

    Tại sao họ phải bắt chước những công ty khác khi ngày càng cung cấp nhiều những ứng dụng và tính năng mới? Ví dụ, như chức năng checkins của Foursquare, hay chức năng cập nhật những dòng trạng thái ngắn của Twitter. Poke là một ví dụ khác.

     

    Sớm hay muộn thì Facebook và chính sách của họ sẽ phải đối mặt với sự thực khắc nghiệt đó – nếu vậy họ cần phải là một tổ chức vững mạnh và luôn phải chứng minh được sự vượt trội của mình, họ cần sáng tạo rất nhiều lần. Hoặc là vậy, hoặc là họ sẽ không còn trụ được trên thị trường. 


    Tham khảo: Gigaom

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ