Tính năng này đã được Samsung triển khai từ năm 2018.
Theo báo cáo mới nhất từ The Information, Apple đang lên kế hoạch ra mắt ít nhất một mẫu iPhone 17 vào năm tới với hệ thống khẩu độ cơ học. Hệ thống này sẽ cho phép người dùng điều chỉnh kích thước khẩu độ của iPhone 17, tương ứng với kích thước của ống kính máy ảnh qua đó ánh sáng đi vào.
Với hệ thống cơ học, người dùng có thể tự động thiết lập khẩu độ nhỏ hơn. Điều này cho phép chụp ảnh với hiệu ứng độ sâu trường ảnh nông, trong đó chủ thể sẽ được lấy nét rõ ràng trong khi nền được làm mờ. Apple đã cung cấp hiệu ứng này trên iPhone với Chế độ Chân dung, nhưng hiện tại hiệu ứng này được tạo ra một cách nhân tạo, trong khi thay đổi này sẽ làm cho hiệu ứng trở nên tự nhiên hơn.
Tất cả các ống kính máy ảnh iPhone hiện tại đều có khẩu độ cố định, nhưng một số điện thoại Android đã có khẩu độ thay đổi trong những năm qua, chẳng hạn như dòng Samsung Galaxy S9 (ra mắt năm 2018). Ống kính của Galaxy S9 có hai khẩu độ là f/1.5 và f/2.4, tự động thay đổi dựa trên điều kiện ánh sáng và chủ thể. Tuy vậy, tới thế hệ Galaxy S20 (ra mắt năm 2020), Samsung đã loại bỏ tính năng này.
Dù vậy, gần đây Huawei đã mang trở lại công nghệ này lên chiếc Pura 70 Ultra. Sở hữu công nghệ mới hơn, vậy nên tính năng thay đổi khẩu độ của Pura 70 Ultra cũng vượt trội hơn đáng kể so với Galaxy S9. Người dùng có thể thay đổi khẩu độ từ f/1.6 đến f/4.0.
Chế độ Chân dung đôi khi gặp khó khăn trong việc tách biệt chủ thể ở tiền cảnh khỏi nền, và vấn đề này có thể được giải quyết bằng khẩu độ cơ học. Apple dự kiến sẽ phát hành dòng iPhone 17 vào tháng 9 năm 2025, và có khả năng khẩu độ cơ học sẽ được giới hạn ở mẫu "iPhone 17 Ultra" cao cấp được đồn đại (tạm gọi là "iPhone 17 Slim"). Tuy nhiên, với việc các thiết bị này vẫn còn hơn một năm nữa mới ra mắt, một số kế hoạch liên quan đến máy ảnh của Apple có thể thay đổi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?