Có lẽ đây là chiếc iPhone duy nhất mà các hacker phải bó tay.
iPhone với hệ điều hành iOS của Apple vẫn được đánh giá là một trong những thiết bị an toàn và khó bị bẻ khóa nhất. Tuy nhiên, các công ty công nghệ chuyên bẻ khóa thiết bị như Cellebrite tại Israel vẫn có thể dễ dàng vượt qua lớp bảo mật của Apple và lấy đi toàn bộ dữ liệu bên trong.
Vì vậy mà hệ thống bảo mật và mã hóa của Apple vẫn chưa phải là tuyệt đối. Vậy nếu bạn muốn một chiếc iPhone “bất khả xâm phạm”, thì K iPhone là sự lựa chọn của bạn. Đây đúng là chiếc iPhone không thể bị hack, chiếc điện thoại của những người như Tổng thống, chỉ huy quân sự hay đơn giản là một ai đó coi trọng sự riêng tư của họ.

K iPhone được tạo ra bởi công ty công nghệ KryptAll, với nhiều tùy chỉnh về phần cứng lẫn phần mềm. KryptAll đã thay thế một số linh kiện bên trong, cài đặt các phần mềm độc quyền và ứng dụng VoIP với một đường truyền vệ tinh băng thông rộng cho tín hiệu di động.
Nhờ đó bạn có thể thực hiện một cuộc gọi xuyên quốc gia, với hệ thống mã hóa không thể bị hack và đảm bảo tuyệt đối tính riêng tư, không một nhà mạng nào trên thế giới có thể nghe lén được cuộc gọi này.
Đây là chiếc iPhone siêu an toàn, nhưng nó vẫn có đầy đủ chức năng của một chiếc smartphone thông thường. Bạn có thể tải về các ứng dụng của bên thứ 3 và cài đặt. Hệ thống bảo mật của KryptAll cũng sẽ ngăn chặn các ứng dụng có chứa mã độc nếu bị phát hiện. Do đó việc nghe lén bằng cách cài malware cũng hoàn toàn vô dụng.

Hệ thống bảo mật và mã hóa tuyệt đối của K iPhone.
KryptAll cho biết họ có thể biến bất kỳ chiếc iPhone nào, từ iPhone 4 đến iPhone 7, trở thành một thiết bị “bất khả xâm phạm”. Các khách hàng của KryptAll hiện nay đều là những giám đốc tập đoàn lớn, như CEO Rolls-Royce, CEO Maybach.
Hiện tại, một phiên bản K iPhone được xây dựng dựa trên một chiếc iPhone 7 được KryptAll rao bán với giá lên đến 4.500 USD (khoảng 102 triệu đồng). Quả thực là để đổi lại sự an toàn và bảo mật tuyệt đối, bạn sẽ phải trả một mức giá không hề rẻ.
Tham khảo: BGR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trung Quốc bắt đầu đóng gạch từ đất Mặt Trăng, sẵn sàng cho kế hoạch xây dựng căn cứ vào năm 2028
Sứ mệnh này được xem là nền tảng để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng trước năm 2030, sau đó, sử dụng Mặt Trăng như một bàn đạp cho các nhiệm vụ nhắm tới Sao Hỏa mà Trung Quốc cũng đang tham vọng.
Prometheus của nước Mỹ: Thiên tài vật lý, nhưng cả đời sống trong bóng tối của chính phát minh mình tạo ra