Điều gì đang xảy ra khiến cho iPhone đang dần bị "thất sủng"?
Sẽ không phải là nói quá khi bảo rằng thời điểm tháng 6 năm 2007 là một bước ngoặt lớn trong “mối quan hệ” của chúng ta và công nghệ. Đó là lúc, trên đà chiến thắng của chiếc iPod cùng với cộng đồng người dùng Mac ngày một tăng, Apple đã “tái định nghĩa” lại điện thoại bằng cách “trình làng” một trong những chiếc smartphone “vạn người mê”, iPhone.
Tuy nhiên chỉ một thập kỷ sau, thời hoàng kim của iPhone có thể đã chấm dứt. Apple đã đưa ra báo cáo tài chính và cho biết lần đầu tiên doanh thu của họ sụt giảm trong 15 năm qua. Trong khi công ty này vẫn thu về được 200 tỷ USD nhờ iPhone, Mac, và AppleWatch tính đến 24/9, số tiền này lại ít hơn 8% so với năm ngoái. Doanh số iPhone bán ra giảm từ 48 triệu xuống chỉ còn 45,5 triệu. Điều gì đang xảy ra vậy?
Thiết kế của iPhone được cho là yếu tố số 1 giúp nó luôn luôn “cháy hàng”. Dù bạn có nghĩ gì về Apple, thật khó để phủ nhận rằng những chiếc iPhone luôn có ngoại hình cuốn hút hơn những chiếc smartphone khác. Tuy nhiên trong những phiên bản iPhone gần đây, những “thầy phù thủy xứ Cupertino” dường như đã hết phép màu. Công nghệ bên trong đang ngày càng phát triển, tuy nhiên nhiều khách hàng của “Táo khuyết” lại quan tâm tới ngoại hình của chiếc điện thoại hơn. Chiếc Google Pixel cũng có thiết kế “na ná”, giờ đây những nhà sản xuất smartphone gần như không còn gì để hấp dẫn người dùng.
Và không chỉ vậy, đối thủ của Apple đang dần bắt kịp “Quả táo cắn dở” về mặt thiết kế và phần cứng. Dòng Pixel của Google, Galaxy S8 của Samsung và rất rất nhiều hãng khác, đều đang dần mang lại trải nghiệm công nghệ tương đương với những gì mà công ty trụ sở xứ Cupertino đưa tới – nếu như bạn không ngại sử dụng Android thay vì iOS. Trong năm 2016, có hàng loạt những lựa chọn điện thoại cao cấp, gấp nhiều lần so với sự nghèo nàn của năm 2007.
Chính Apple đã “đổ tội” cho vấn đề về nguồn cung. “Đặc biệt là iPhone 7 Plus, chúng tôi đang rất thiếu hàng,” tờ Financial Times đã trích lời giám đốc tài chính của Apple Luca Maestri. Theo Maestri, yêu cầu dành cho iPhone là lớn hơn kỳ vọng của họ.
Tuy nhiên, điều này cũng không bù đắp được cho một năm thiếu may mắn của Apple. Theo như những chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Gartner, doanh số bán ra của iPhone đã sụt giảm trong thời gian gần đây, và chúng ta đều có thể đồng ý rằng thị trường điện thoại đang dần bị bão hòa.
“Apple tiếp tục có xu hướng đi xuống với sự sụt giảm 7,7% trong quý 2 năm 2016. Sự xuống dốc của “Táo khuyết” ở cả Bắc Mỹ (thị trường lớn nhất của họ) và Tây Âu nữa,” báo cáo của Gartner trong tháng 8. “Tuy nhiên, họ phải đón nhận đợt suy giảm nghiêm trọng nhất là tại Trung Quốc và phần lớn vùng châu Á/Thái Bình Dương, khi mà doanh thu giảm tới 26%.”
Nhà phân tích Annette Zimmermann của công ty Gartner chia sẻ với báo Motherboard rằng doanh số của iPhone đang được “bình thường hóa” trở lại, nhưng không bằng được 2015 nhờ thánh công của iPhone 6s Plus. Zimmermann nói rằng phong độ của Apple vẫn còn ổn định, nhưng khó mà “lật đổ” được thành tích trong năm 2015.
Trên hết, những thị trường chưa bị bão hòa ở châu Á hay vùng Thái Bình Dương, thương trường lớn dành cho Apple, giờ đã về tay những nhà sản xuất Trung Quốc có giá rẻ nhưng cấu hình tốt như Xiaomi, Oppo hay Huawei. Zimmermann nói rằng “mối lo lớn nhất” của “Quả táo cắn dở” chính là giành lại thị phần ở Trung Quốc.
Nhưng suy cho cùng, chúng ta đang đến gần với kỷ niệm 10 năm của iPhone, và trừ khi Apple mang tới điều gì độc đáo như chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, thì doanh số iPhone sẽ còn tiếp tục giảm. Apple vẫn là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên sự “cuồng si” với iPhone của chúng ta dường như đã đi đến hồi kết.
Theo motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI