iPhone, Samsung, Nokia thì quá quen rồi: Có ai từng nghe đến điện thoại Siemens bao giờ chưa?
Cũng giống như Nokia hay Motorola, Siemens là thương hiệu quen thuộc với người dùng điện thoại di động từ cách đây nhiều năm.
- Ra mắt tablet Android mạnh mẽ nhất thế giới với chip Snapdragon 8 Gen 3, RAM 16GB, màn hình 144Hz, giá chưa tới 10 triệu đồng
- Ra mắt smartphone Snapdragon 8 Gen 3, RAM 24GB, pin 6.100mAh, giá từ 11.2 triệu đồng
- Xiaomi ra mắt máy sấy tóc "Bạch Tuyết và bảy chú lùn": Phiên bản giới hạn với thiết kế cực chất, tích hợp cả "gương thần" và "táo độc"
- Bị tố vi phạm luật châu Âu, Apple có thể phải trả tới 38 tỷ USD tiền phạt
- Cận cảnh điện thoại "Bạch Tuyết và bảy chú lùn" của Xiaomi
Cũng giống như Nokia hay Motorola, Siemens là thương hiệu quen thuộc với người dùng điện thoại di động, với những sản phẩm chủ yếu tập trung vào đàm thoại hay nhắn tin mà không ôm đồm nhiều tính năng như smartphone bây giờ.
Đây được đánh giá là một thương hiệu mang tính lịch sử gằn liền với những “lần đầu tiên” của ngành di động.
Trong hơn 100 model điện thoại di động đã phát hành, thương hiệu Đức đã có nhiều sản phẩm tạo đột phá và đặt nền móng cho sự phát triển của ngành sau này. Chiếc Siemens S1 là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ GSM (1994). Siemens S10 là chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình màu (1997). Siemens SL10 là chiếc điện thoại đầu tiên có bàn phím trượt (1999) và chiếc Siemens SL 45 là chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng chơi MP3 và đọc thẻ nhớ MMC (2001).
Có một thời, điện thoại Siemens rất nổi tiếng và được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên của Siemens, Siemens Mobiltelefon C1, được đưa ra thị trường vào năm 1985. Người ta nói Siemens là kẻ đi tiên phong đích thực trong công nghệ di động. Chiếc Siemens Mobiltelefon C1 có kích thước to bằng chiếc túi xách phụ nữ, nhìn hết sức cồng kềnh nhưng cách đây hơn 30 năm, nó thực sự là một cuộc cách mạng.
Sau đó vào năm 1998, Siemens S10 xuất hiện, đây là chiếc điện thoại di động đầu tiên có màn hình màu tuy nhiên chỉ hỗ trợ hiển thị 4 màu gồm xanh dương, xanh lá cây, đỏ và trắng.
Nhà sản xuất Đức cũng là thương hiệu đầu tiên hình thành khái niệm "outphone", những di động được thiết kế đặc biệt để hoạt động ngoài trời. S10 Active, biến thể của chiếc Siemens S10 có thể chống va chạm nhẹ, chịu mưa bụi.
Siemens là hãng sở hữu chiếc điện thoại trượt đầu tiên trên thế giới: Siemens SL10 ra mắt năm 1999.
Chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới hỗ trợ thẻ nhớ gắn ngoài và cũng là điện thoại đầu tiên có trình chơi nhạc MP3 chính là mẫu điện thoại SL45 của Siemens. Có thể nói, SL45 là model huyền thoại của Siemens, là một trong những di động tiên tiến nhất những năm 2000.
Siemens SL45i ra mắt một năm sau và trở thành chiếc điện thoại đầu tiên có thể chạy ứng dụng Java. Nhiều người thậm chí còn ví von SL45i là chiếc “smartphone” đầu tiên khi có thể thực hiện nhiều tác vụ ngoài nghe gọi như chạy ứng dụng, nghe nhạc, điều khiển bằng giọng nói, trình duyệt WAP,...
Siemens S55 là một trong những điện thoại di động đầu tiên hỗ trợ khả năng chụp ảnh. Ra mắt năm 2002, thiết bị của Siemens kết hợp với phụ kiện QuickPic cho phép ghi lại hình ảnh độ phân giải 640 x 480 pixel.
Năm 2003 Siemens mới ra mắt chiếc điện thoại smartphone đầu tiên của hãng lúc bấy giờ là SX1. Máy chạy hệ điều hành Symbian Series 60, hỗ trợ nhiều ứng dụng mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dùng. Thậm chí, trong máy còn cài sẵn trò Typegun để người dùng làm quen với bàn phím thông qua game.
Siemens U10 (2003) là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên có thể chụp ảnh selfie, tuy nhiên máy không có camera chuyên dùng cho selfie mà sử dụng cơ chế camera xoay từ trước ra sau.
Hãng viễn thông Đức này đích thực là người đi tiên phong với những tính năng, chức năng mới.
Khi gã khổng lồ bán mình và chết yểu
Câu chuyện về gã khổng lồ Siemens Mobile đi tới hồi kết vào năm 2005, sau khi bị mua lại bởi BenQ. Tuy vậy, từ trước đó, tình hình công ty đã bắt đầu có vấn đề.
Vào năm 2004, thị phần của Siemens tụt từ 8% xuống còn 5,5%, báo hiệu những tháng ngày tươi đẹp của gã người Đức đã kết thúc. Chất lượng và doanh số của Siemens đều đi xuống. Siemens từ vị trí thứ 5 trong số các hãng sản xuất mới nổi đã tụt dốc không phanh vào cuối năm ấy.
Trong nửa đầu năm 2005, bộ phận di động của Siemens lỗ 1,5-2 triệu EUR mỗi ngày. Đến tháng 6, cổ phiếu của công ty lao dốc 5,4%. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Siemens Mobile bán cho BenQ, từ đó cái tên BenQ Siemens ra đời.
Tuy nhiên, tình hình không khả quan như mong đợi, liên minh di động này cũng nhanh chóng 'chết yểu'. Đến tháng 9/2006, BenQ tuyên bố phá sản. Đến ngày 31/12/2006, tất cả các hoạt động sản xuất đều bị chấm dứt. Siemens Mobile chính thức bị khai tử - một thương hiệu lịch sử của ngành di động bị phai tàn, một cái kết đau đớn cho kẻ tiên phong.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín